Mục tiêu và thành tựu của hiệp hội các nước Đông Nam Á

Cập nhật: 01/06/2020
You are here:
Thời gian đọc: 3 phút

Mục tiêu và thành tựu của hiệp hội các nước Đông Nam Á

Cụm từ ASEAN đã quá quen thuộc với người dân trong khu vực Đông nam Á, bởi đây chính là tên gọi hiệp hội các nước Đông Nam Á, là một liên minh chính trị, kinh tế và xã hội của các quốc gia nằm trong khối Đông Nam Á. Vậy Đông Nam Á ASEAN là gì? cũng như các mục tiêu và cơ chế của ASEAN ra sao? Mời các bạn cùng với bacdau.vn giải đáp những vấn đề này nhé!

Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN là gì?

Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN ra đời vào 8/8/1967 tại BangKok, với các quốc gia thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã kết nạp hầu hết thành viên thuộc khu vực Đông Nam Á (trừ Đông timor) bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Mianma, Việt Nam, Brunei, Lào, Campuchia.

Diện tích của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN là 4,46 triệu km2, và chiếm 3% tổng diện tích đất của bề mặt trái đất, có số dân khoảng 600 triệu người, và chiếm 8,8% dân số thế giới. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN có nền kinh tế đang ngày càng phát triển, và vào năm 2010 đã kết ohợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN là một trong nhóm các hiệp hội kinh tế lớn nhất thế giớ, xếp thứu 10 sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, và Ý.

Mục tiêu và cơ chế hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN

Mục tiêu của ASEAN

+ Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của tất cả các nước thành viên
+ Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế – văn hóa – xã hội phát triển bền vững
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Cơ chế hợp tác của ASEAN

+ Thông qua các diễn đàn, hội nghị như: Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum) viết tắt là ARF, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+),…
+ Thông qua các hiệp ước như: Hiệp ước Ðông – Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Ðông – Nam Á (TAC)
+ Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực điển hình như Sea Game.
+ Xây dựng “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN” viết tắt AFTA
+ Thông qua các dự án,chương trình phát triển như Tầm nhìn ASEAN 2020, Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN,..

Thành tựu của hiệp hội các nước Đông Nam Á

+ 10/ 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là thành viên của ASEAN
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù chưa đồng đều giữa các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á
+ Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và tinh thần thiện chí, hợp tác lâu dài của các thành viên.

Thách thức của hiệp hội các nước Đông Nam Á

+ Trình độ phát triển giữa các nước thành viên vẫn còn chênh lệch, một số nước có nguy cơ bị tụt hậu. Bên cạnh sự lớn mạnh của con rồng châu Á Singapore, sự phát triển mạnh mẽ của Brunei, Thái Lan, Malaysia thì còn một số nước kém phát triển như: Campuchia, Lào.
+ Vẫn còn tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn ra
+ Nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nhất là môi trường biển
+ Mặc dù có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ nhưng nguồn lao động chưa có trình độ cao, năng suất lao động thấp
+ Các vấn đề xã hội khác như đô thị hóa nhanh, xung đột về tôn giáo, dân tộc

Hi vọng với những chia sẻ trên về đặc điểm về mục tiêu và thành tựu của hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hi vọng bạn sẽ giúp bạn bổ sung thêm được ít kiến thức và có những thời gian vui vẻ bên BacDau.Vn nhé

Was this article helpful?
Dislike 1
Lượt xem: 2021
Tổ chức thương mại thế giới Liên Minh Châu Âu
Cơ cấu dân số và những nét đặc trưng của cơ cấu dân số

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top