Tổ chức thương mại thế giới Liên Minh Châu Âu

Cập nhật: 01/06/2020
You are here:
Thời gian đọc: 3 phút

Tổ chức thương mại thế giới Liên Minh Châu Âu

Liên Minh Châu Âu hay còn gọi là Khối liên Âu hay là liên minh kinh tế – chính trị và xã hội, có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu năm 1951. Đây là một tổ chức khu vực có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế giới, để tìm hiểu sâu hơn về tổ chức hoạt động cũng như nền kinh tế của EU.

Sự mở rộng liên minh châu Âu

Trong thời gian đầu thành lập, Liên Minh Châu Âu mới đầu gồm 6 quốc gia tham gia thành viên, sau đó đến năm 2013 thì số lượng tăng dần, hiện nay thì Liên Minh Châu Âu có 28 thành viên, cụ thể vào những năm như sau:

+ Vào năm thành lập 1951 thì Liên Minh Châu Âu gồm có 6 thành viên như Bỉ, Đức, Luxembourg, Pháp, Ý, Hà Lan.
+ Đến năm 1973 thì nước Anh, Đan Mạch, Ireland đồng ý gia nhập liên minh châu âu.
+ Từ năm 1981 -> 1986 thì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tham gia EU.
+ Năm 1995 thì các nước Phần Lan, Thụy Điển tham gia EU
+ Năm 2004 EU chào đón sự gia nhập của nhiều quốc gia: Ba Lan, Estonia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Hungary, Latvia,
+ Năm 2007 bổ sung thêm 2 nước Bulgaria và Romania, năm 2013: Croatia là thành viên thứ 28 của EU

Liên minh châu Âu – Mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới

+ Liên minh châu Âu là một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
+ EU bao gồm 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý và Tòa án Kiểm toán châu Âu, trong đó:

– Cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trưởng

– Quyền hành pháp thuộc về Ủy ban Châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu

– Chính sách về tiền được quyết định bởi Trung ương châu Âu

– Việc giải thích và áp dụng luật và các điều ước quốc tế có liên quan, thực hành quyền tư pháp được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu

– Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù.

+ Công dân của Liên minh châu Âu, bên cạnh quốc tịch của quốc gia mà mình sinh sống còn có quốc tịch chung châu Âu, việc di chuyển qua biên giới của các nước thành viên EU rất dễ dàng, thuận tiện
+ Các nước Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung Euro giúp nâng cao sức cạnh tranh và giảm rủi ro trong việc chuyển đổi tiền tệ.
+ Chính sách tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn
+ Các nước trong EU rất chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ, đẩy mạnh tổ chức và tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, tổ chức đào tạo nghề nghiệp…

Liên minh châu Âu – Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

+ Trước đây, liên minh châu Âu tập trung việc phát triển quan hệ với Hoa Kì, Nhật Bản và các thuộc địa cũ của mình. Từ năm 1980, bắt đầu đẩy mạnh liên kết với các nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mĩ.
+ Liên minh châu Âu chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới, là một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
+ Là một khu vực mở, đẩy mạnh mở rộng phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều quốc gia và tổ chức kinh tế thế giới
+ Liên minh châu Âu có một đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ cao, tay nghề giỏi và nắm bắt các khoa học kĩ thuật tiên tiến

Hi vọng với những chia sẻ trên về đặc điểm về Tổ chức thương mại thế giới Liên Minh Châu Âu. Hi vọng bạn sẽ giúp bạn bổ sung thêm được ít kiến thức và có những thời gian vui vẻ bên BacDau.Vn nhé

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 528
Toàn cầu hoá là gì và hệ quả của nó mang lại
Mục tiêu và thành tựu của hiệp hội các nước Đông Nam Á

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top