Nhắc đến sông ngòi là nhắc đến lịch sử người Việt Nam. Sông ngòi là kết quả của quá trình khai phá của ông cha ta. Gắn với môi trường sống, sản xuất. Sông ngòi tạo nên tập quán người việt, gắn liền với bao quá trình dựng nước và giữ nước. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam chính là một phần đặc điểm sông ngòi Châu Á. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm sông ngòi Việt Nam chúng ta cùng nghiên cứu dưới đây.
Với vị trí địa lý thuận lợi địa hình trải dài trên nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước phong phú và nhiều phù sa
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài >10km, trong đó có 106 dòng chính còn lại là phụ lưu. Dọc trên đường bờ biển trung bình cứ 20km lại có một con sông đổ ra cửa biển. Hầu hết các con sông đều đổ ra biển Đông, có một số ít chạy ra bên ngoài lãnh thổ nguyên nhân chủ yếu do địa hình nghiêng. Địa hình chủ yếu là đồi núi xen lẫn các bồn lục địa, thung lũng nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam tựu chung lại là các con sông hầu hết là ngắn và lưu vực nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Cửu Long, sông Hồng, sông Đồng Nai đa phần là bắt nguồn từ nước ngoài.
-
Lượng nước
Do khí hậu có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào nên lượng nước sông nước ta rất phong phú. Nghiên cứu chỉ ra rằng: lưu lượng nước bình quân 26.600 m3/s. Tổng lượng nước TB là 839 tỉ m3/năm trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5% nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh chiếm 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta. Nếu xét theo vị trí thì lượng nước trên mặt chiếm 76% (637 tỉ m3/năm), nước ngầm 24% (202 tỉ m3/năm).
-
Lượng phù sa
Do sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc, sức xâm thực rất mạnh nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam là có hàm lượng phù sa lớn. Sông ngòi Việt Nam vận chuyển TB 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa đạt TB 200 triệu tấn/năm. Trong đó sông Hồng 120 triệu tấn. Sông Cửu Long 70 triệu tấn, còn lại các sông khác. Độ đục bình quân 223g/m3. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các khu vực. Nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng thì độ đục lên đến 600 – 700 g/m3, nơi có nhiều đá vôi giảm xuống còn 70 g/m3. Theo thông báo mới nhất thì độ đục cao nhất thuộc sông Hồng, tiếp đến là sông Cửu Long,….
2. Địa hình Việt Nam ảnh hưởng hướng chảy của sông
Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc – đông nam nên các con sông chủ yếu có hướng tây bắc – đông nam.
-
Hướng TB – ĐN: sông Đà, sông Cả, sông Mã,…
-
Hướng vòng cung: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
-
Hướng Tây – Đông: sông Thu Bồn
Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy của sông.
- Tìm hiểu thêm về đặc điểm địa hình Việt Nam
3. Thủy chế nước sông thay đổi theo mùa
Một đặc điểm sông ngòi Việt Nam đó là có chế độ nước sông đơn giản: mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các khu vực, vùng miền và có sự chậm dần từ bắc vào nam.
Ví dụ: sông miền bắc, nam bộ và Tây Nguyên có mùa mưa trùng vào mùa hè. Tháng cực đại ở miền bắc thường là tháng 8, ở nam bộ và Tây Nguyên là tháng 9.
Sông miền trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5-6), mùa nước lũ rơi vào tầm tháng 11-12.
Chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa là thường rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông thường chiếm 60-90% lưu lượng cả năm còn mùa cạn chỉ tầm 20-30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25-30% lưu lượng cả năm còn tháng kiệt lũ lưu lượng chỉ còn 1-2% lưu lượng cả năm, đôi khi sông hết cạn nước, để trơ ra dòng sông cạn.
4. Chế độ nước sông
Thời tiết nước ta đang thay đổi ngày càng thất thường, khí hậu ngày càng bị biến đổi. Nó đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến đặc điểm sông ngòi Việt Nam mà cụ thể là gây ảnh hưởng đến chế độ dòng nước.
Ví dụ:
-
Mùa lũ: kéo dài từ 4-5 tháng: lượng nước rất lớn. Mùa lũ có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam. Lũ xuất hiện sớm nhất là ở sông Kỳ Cùng, Bằng Giang, sau đó đến sông ngòi ở bắc bộ, bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ.
-
Mùa cạn: kéo dài 7 tháng. Chính vì vậy lượng nước là rất nhỏ.
Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa là rất lớn. Ví dụ: sông Hồng chênh lệch mùa nước lũ gấp 4 lần mùa cạn, nước dâng lên rất nhanh có thể gây lũ đột ngột. Trong khi đó ở sông Cửu Long sự chênh lệch giữa 2 mùa là gấp 7 lần.
5. Phân vùng sông ngòi
Đặc điểm tự nhiên (cấu trúc địa hình, địa chất,..), lượng mưa,.. nên đặc điểm sông ngòi Việt Nam là có sự phân hóa rõ ràng giữa các vùng. Căn cứ vào các tiêu chí sau mà người ta phân vùng, phân dạng các loại sông ngòi ở Việt Nam.
-
Xét về mật độ sông: thường tập trung vùng đồng bằng. Thưa nhất là các vùng núi đá vôi, đá dễ thấm nước ( nước thiếu dòng chảy mặt nhưng nước ngầm lại rất đa dạng).
-
Xét về dạng lưu vực sông.
-
Xét về phân hóa và thủy chế
-
Xét về hàm lượng phù sa
-
Xét về giá trị kinh tế.
6. Giá trị sông ngòi Việt Nam
Sông ngòi từ xa xưa đã là nguồn sống của ông cha ta. Mang lại lượng giá trị không hề nhỏ. Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, đặc điểm của sông ngòi Việt Nam cũng mang giá trị không hề nhỏ.
Ví dụ như có giá trị về thủy điện, thủy lợi, nông nghiệp (phù sa) và ở một số đọan trung lưu và hạ lưu còn phát triển GTVT. Ngoài ra, nó còn có giá trị về mặt du lịch, thủy sản,…
Sông ngòi còn có tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân như
-
Nông nghiệp: bồi tụ phù sa thành đồng bằng châu thổ
-
Ngư nghiệp: khai thác thủy, hải sản vùng sông, suối, mang lại giá trị cao.
-
Công nghiệp: đóng góp phần không hề nhỏ trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta (thủy điện).
-
Dịch vụ: sông ngòi là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị lớn, hàng loạt các hệ thống giao thông đường thủy ra đời.
7. Vấn nạn về sông ngòi Việt Nam và hướng giải quyết
Sông ngòi có giá trị như thế. Song trong tình hình hiện tại, sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề.
-
Rừng cây bị chặt phá nhiều, nước mưa và bùn cát dồn xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội.
-
Nước xả thải công nghiệp, sinh hoạt, các chất độc hại cũng là các tác nhân làm ô nhiễm nguồn nước.
Để đặc điểm sông ngòi Việt Nam không bị mai một. Là một người dân Việt Nam, chúng ta đã, đang và sẽ ở trên mảnh đất này vì thế chúng ta cần thực hiện và kêu gọi mọi người
-
Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi
-
Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước
-
Phải xử lý chất thải từ các khu đô thị lớn bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp
-
Cần tích cực trong việc phòng chống thiên tai, lũ lụt
-
Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên.
“Bảo vệ sông ngòi và bảo vệ mạch máu của sự sống, bảo vệ sự tồn vong của từng nhân loại” vì vậy chúng ta cần “hành động” ngay từ bây giờ, lúc này. Hãy làm cho đặc điểm sông ngòi Việt Nam không bị ít dần nhé!