Đặc điểm địa hình Việt Nam – địa hình nhiều đồi núi

Cập nhật: 01/06/2020
You are here:
Thời gian đọc: 4 phút

Việt Nam, một quốc gia nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan tại phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông tại phía Đông, đất nước Trung Quốc ở phía Bắc, 2 nước Lào và Campuchia ở phía Tây. Vậy đặc điểm địa hình Việt Nam như thế nào? Cùng bacdau.vn tìm hiểu ngay nhé!

Đất nước hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất, được xem như chiếc eo của cô gái đó có bề rộng là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 1.000.000 km2. Khoảng diện tích này, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Đặc điểm địa hình Việt Nam

1. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, còn lại là đồi núi.

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

+ Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – pang cao 3143m.

2. Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Đặc điểm chung của địa hình nước ta là có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân biệt rõ rệt theo độ cao. Địa hình thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình nước ta gồm 2 hướng chính:

· Hướng Tây Bắc – Đông Nam được thể hiện một cách rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

· Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi hướng Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố địa hình. Tìm hiểu thêm đặc điểm sông ngòi Việt Nam.

3. Tác động của khí hậu lên địa hình :

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày đặc, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất cao và dốc, đất có hiện tượng xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi còn trơ sỏi đá, thường xuyên có hiện tượng trượt đất, lở đá.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu các con sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự phát triển nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu các con sông (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng)

+ Khí hậu khắc nghiệt ở một số vùng như miền Bắc và miền Trung. Vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 thường xuất hiện bão nhiệt đới ở hai vùng trên, gây ra lũ lụt trên diện rộng. Do Bắc Bán cầu, nên bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam thường có xu hướng xoáy ngược chiều kim đồng hồ.

+ Người dân đã tích cực đắp đê ngăn lũ, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc để khắc phục tình trạng trên.

4. Tác động của con người lên địa hình:

+ Tác động tích cực:

· Xây dựng các nhà máy thủy điện.

· Cho xây dựng hệ thống đê điều một các hiệu quả.

· Phủ xanh đồi trọc, ban bố các điều luật liên quan đến bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên.

· Ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng.

+ Tác động tiêu cực:

· Nổ mìn khai thác đá, phá núi để làm đường đèo (đèo Hải Vân).

· Phá rừng, đốn gỗ để làm nhà, gây hiện tượng xói mòn, đá lở.

· Con người đã chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách triệt để làm cho đồi núi trống, đồi trọc ngày càng nhiều.

· Con người khai thác cát ở hạ lưu các con sông, gây nên hiện tượng sạt lở đất.

· Nhiều địa hình mới được hình thành từ việc khai thác của con người như kênh, rạch, đê sông, đê biển,…

5. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ từ con người:

+ Đặc điểm địa hình Việt Nam luôn luôn biến đổi do sự tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió ẩm và sự khai phá tài nguyên, địa hình của con người.

+ Trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm, đất đá bị phong hóa một cách mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và có tính chất tập trung theo từng mùa đã nhanh chóng xâm thực, cắt xẻ các khối núi lớn.

+ Hiện tượng nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ nhiệt đới độc đáo.

+ Trên bề mặt của địa hình nước ta thường có cây cối, rừng rậm để che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.

+ Các dạng địa hình nhân tạo: công trình kiến trúc, đô thị, hầm mỏ, đập, kênh rạch, hồ chứa nước,… cũng ảnh hưởng sâu sắc tới địa hình nước ta.

6. Các vấn đề liên quan đến địa hình

+ Ô nhiễm chất hữu cơ trong nước mặt nơi các lưu vực của những con sông có nhiều khu công nghiệp, các đô thị, thành phố lớn nhỏ. Hàm lượng chất hữu cơ và coliform chảy qua những khu vực này cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.

+ Ô nhiễm nông nghiệp. Hình thức ô nhiễm trên do sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật một cách quá mức.

+ Đa dạng sinh học đang suy giảm một cách nghiêm trọng. Các rạn san hô đang nằm trong tình trạng nguy cấp, diện tích thảm cỏ biển đang có xu hướng suy giảm một cách nghiêm trọng (từ 40 % đến 60 %) so với các thời kỳ trước năm 1990.

+ Các vấn đề an ninh của Việt Nam chưa được đánh giá như an ninh nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới vẫn chưa được kiểm soát, các loài ngoại lai và các loài biến đổi gen đang xâm lấn vùng biển Việt Nam.

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã nắm rõ được đặc điểm địa hình Việt Nam. Từ địa hình, chúng ta tìm hiểu đến những phần về khí hậu, thời tiết và môi trường đã ảnh hưởng như thế nào đến địa hình nước ta. Dù có rừng vàng biển bạc hay là có nguồn tài nguyên dồi dào. Chúng ta vẫn phải bảo vệ và cùng nhau xây dựng một Việt Nam với những khung cảnh có một không hai. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn.

Was this article helpful?
Dislike 5
Lượt xem: 15607
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam – chú giải chi tiết
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top