Tính chất và công thức tính độ tan

Cập nhật: 04/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 2 phút

Tính chất và công thức tính độ tan

Trong kiến thức phổ thông thì độ tan là một phần kiến thức vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong chương trình học. Vậy độ tan là gì? các tiêu chí và công thức tính độ tan ra sao? Mời các bạn cùng với bacdau.vn đi giải quyết những vấn đề thắc mắc này nhé!

Khái niệm của độ tan

Độ tan được hiểu theo nghĩa cơ bản là số gam chất đó tan trong một dung dịch nước và tạo ra một dung dịch được bão hoà ở trong một điều kiện nhiệt độ của môi trường.

Độ tan của một chất trong nước cũng chính là độ tan của chất đó, tan trong 100mg dung dịch nước, ở một điều kiệ nhiệt độ nhất định và sẽ tạo ra dung dịch bão hoà. Tuy nhiên, không phải loại chất nào cũng có thể hoà tan trong nước. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra 3 yếu tố cụ thể để xác định độ tan trong nước như sau:

+ Ở 100g nước hòa tan được >10g chất thì đó là chất tan hay còn gọi là chất dễ tan.
+ Ở 100g nước hòa tan được <1g chất thì đó là chất tan ít.
+ Ở 100g nước hòa tan được < 0,01g chất tan thì đó là chất không tan.

Có nhiều người thường nhầm lẫn độ tan với tích số tan. Nhưng cả 2 thứ đó đều khác nhau. Tích số tan là tích giữa số các nồng độ của những ion tự do trong dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ nhất định với các chỉ số của ion trong phân tử.

Công thức tính độ tan

Công thức: S = (Mct/Mdm)x100

Trong đó:

Mct là khối lượng chất tan
Mdm là khối lượng dung môi
S là độ tan

Khi mà độ tan càng lớn thì chất đó càng dễ bị tan, còn nếu như độ tan càng nhỏ thì chất đó rất khó để hoà tan trong 100mg dung dịch nước. Dựa vào công thức tính độ tan, người ta có thể đưa ra được mối liên hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ % của một dung dịch bão hoà.

Công thức: C=(100S/(100+S))

Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

– Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với độ tan của chất rắn: Hầu như ở trong mọi trường hợp, hoàn cảnh thì nhiệt độ sẽ tỷ lệ thuận với độ tan của chất rắn, điều đó được giải thích dễ hiểu rằng: khi mà nhiệt độ tăng thì khả năng tan của chất rắn cũng tăng theo, và ngược lại!
– Sự ảnh hưởng của chất khí với nhiệt độ và áp suất trong độ tan: Khác với chất rắn thì ở chất khí, khi mà nhiệt độ và áp suất cao thì khả năng tan của chất khí vô cùng thấp và ngược lại.

yếu tố ảnh hưởng tới độ tan

Hi vọng với những chia sẻ trên về khái niệm của độ tan cũng như là công thức tính độ tan của một chất sẽ giúp các bạn có thêm 1 phần kiến thức về môn hoá học này. Chúc các bạn sẽ có những giây phút vui vẻ bên Bacdau.vn!

Was this article helpful?
Dislike 21
Lượt xem: 36467
Đặc điểm của Phi Kim
Vai trò và tính chất của Nhôm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top