Mưa Sao Băng Lyrids Mới Nhất Ngày 22/04/20

Cập nhật: 22/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 2 phút

Ngày 22/04 hôm nay sẽ xuất hiện cơn mưa sao băng đầu tiên trong năm 2020.  Các nhà khoa học đặt tên cho lần mưa sao băng này là Lyrids. Mọi người có mong đợi hiện tượng thiên văn hiếm thấy này không?

Thông tin khoa học của mưa sao băng Lyrids

Tên gọi

Mưa sao băng mới nhất từ đầu năm đến nay được đặt tên là Lyrids, hay còn gọi là Thiên Cầm. Cách gọi này lấy theo tên của chòm sao Lyra.

Thời gian diễn ra

Mưa sao băng Lyrids xuất hiện theo chu kỳ hàng năm, bắt đầu từ ngày 16/4 cho đến 25/4. Người dân ở Việt Nam có thể bắt đầu chờ sao băng từ 9 giờ tối ngày 22 hôm nay, tới 6h sáng ngày 23/4. Nếu quan sát trước và sau thời gian này thì sao băng vẫn sẽ xuất hiện nhưng với mật độ thấp hơn, không tạo cảm giác về một “cơn mưa”.

Mật độ

Lyrids có mật độ trung bình.

Tần suất

Lyrids đạt tần suất 20 ngôi sao băng trong 1 giờ.

Thời gian có mức độ cực đại

Vào đêm 22, rạng sáng 23/4, mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đến cực đỉnh, nhất là vào nửa đêm theo giờ Việt Nam.  Đây là thông tin do hội thiên văn trẻ của nước ta thông báo. Mọi người đừng bỏ qua thời điểm này nhé.

Tiêu điểm

Điểm tập trung của Lyrids nằm ở hướng Đông, tức vị trí sao Vega chòm sao Thiên Cầm.

Nguồn gốc

Lyrids bắt nguồn từ các hạt bụi để được tạo ra bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Khi các mảnh vụn của sao chổi rơi xuống tầng khí quyển của địa cầu, chúng sẽ bốc cháy và xuất hiện mưa sao băng.

Làm sao để xem sao băng Lyrids một cách hiệu quả nhất

  • Hãy tìm những địa điểm trời quang mây tạnh để quan sát. Vì nếu chỗ bạn đứng có nhiều mây thì tất nhiên sẽ rất khó có thể ngắm sao băng.
  • Đừng đợi đến giờ cực đại mới bắt đầu nhìn lên trời. Thay vì đó bạn hãy làm quen với bóng tối từ trước đó để mắt thích ứng hơn.
  • Ta có thể kiểm tra độ quang đãng của bầu trời bằng cách đếm sao. Nếu có thể nhìn thấy chòm sao Lyra hoặc sao Vega thì bạn cũng sẽ quan sát được sao băng. Nếu không thực hiện được điều này, vậy thì tầm nhìn của bạn đang bị cản trở và cũng sẽ khó ngắm Lyrids.
  • Khi phát hiện địa điểm mình đang đứng không thích hợp, bạn cần di chuyển đến nơi khác. Và phải đảm bảo chỗ này không có đèn đường, đèn công trình chiếu thằng vào mắt bạn.
  • Điều cuối cùng cần ghi nhớ là hãy thật kiên trì. Ngay cả lúc đạt cực điểm, có thể phải mất tới 10 phút bạn mới thấy được một ngôi sao băng bay qua. Do đó đừng rời mắt khỏi bầu trời, đừng làm mất tập trung trong lúc đang chờ sao băng.

Kết luận

Đây là một hiện tượng thiên văn hấp dẫn và không xuất hiện thường xuyên. Sẽ thật là lãng mạn nếu các cặp đôi cùng hẹn nhau ngắm mưa sao băng Lyrids và nói lên nguyện ước của mình đúng không nào? Các bạn quan tâm đến thiên văn học cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và nghiên cứu về lĩnh vực mà mình yêu thích.

Ngoài ra đến tháng 5 tới sẽ còn cơn mưa sao băng khác nữa. Đừng quên theo dõi Bắc Đẩu để cập nhật thông tin nhanh chóng nhé.

Tags:
Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 109
Đơn vị CC là gì? 1CC bằng bao nhiêu ml, lít, m3, gam,mg, Cm3 ? Cách chuyển đổi nhanh
BẠN CÓ THỰC SỰ HIỂU HÔN NHÂN LÀ GÌ?
Scroll to Top