FIFO và LIFO là gì? – So sánh FIFO và LIFO

Cập nhật: 30/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 5 phút

FIFO và LIFO rất nổi tiếng khi nói đến kế toán, nhưng những phương pháp này cũng có thể được sử dụng để quản lý hàng tồn kho. Hệ thống nào sẽ phù hợp với hàng hoá tồn kho và kho hàng của bạn? Nhưng trước hết, điều quan trọng là phải hiểu những khái niệm cơ bản của các phương pháp này. Mời bạn tìm hiểu FIFO và LIFO là gì qua bài viết sau.

FIFO là gì?

FIFO (First In, First Out) nhập trước xuất trước

Phương pháp này đơn giản như tên gọi của nó. Theo phương pháp này, các lô hàng đầu tiên của hàng hoá nhập vào nhà kho sẽ là hàng hoá đầu tiên được xuất ra khỏi kho – từ đó, gửi vào các cửa hàng hoặc gửi trực tiếp đến khách hàng.

Lợi ích của FIFO

“Nhập trước, xuất trước” là một chiến lược tuyệt vời nếu sản phẩm của bạn có hạn dùng. Đó có thể là hàng hoá dễ hư hỏng như thực phẩm, các sản phẩm có một vòng đời thấp như thời trang, hoặc các sản phẩm mà có thể trở nên lỗi thời giống như các sản phẩm về công nghệ. Với những loại hàng hoá đó, bạn chắc chắn muốn xuất kho cho các mặt hàng được nhập kho trước. Nếu bạn không bán các hàng hoá này trước khi bạn bán những lô hàng mới hơn, bạn có thể (và có lẽ sẽ) bị thua lỗ vì chúng sẽ hết hạn, bị lỗi mốt hay không còn là công nghệ mới nhất.

Ví dụ các mặt hàng như sữa. Khi bạn lấy sữa từ kho hàng của bạn và bán nó trong cửa hàng, bạn muốn các lô hàng đầu tiên ở phía trước kệ hàng. Nếu không, khách hàng sẽ mua lô mới trước, các lô hàng cũ sẽ bị quá hạn.

LIFO là gì?

LIFO (Last In, First Out) nhập sau xuất trước

Ngược lại, phương pháp LIFO có nghĩa là các háng hoá gần đây nhất được nhập vào kho sẽ được xuất ra đầu tiên. Các hàng hoá mới được sử dụng trước, dùng ưu tiên hơn hàng hoá cũ.

Lợi ích của LIFO

Hiểu lý do tại sao lại chọn “nhập sau, xuất trước” để bạn có thể lưa chọn chính xác hơn. Những lợi ích chính của việc sử dụng phương pháp này được kết nối với kế toán, nhưng nó còn có giá trị cho những vấn đề được đề cập đến ở đây – đặc biệt là nếu các sản phẩm hàng hóa mà bạn tự sản xuất. Sử dụng LIFO cho phép bạn điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất của bạn. Khi các chi phí sản xuất sản phẩm của bạn đang tăng lên, đây là một phương pháp tuyệt vời. Trường hợp, các sản phẩm gần đây nhất của bạn có chi phí sản xuất tăng. Nếu bạn bán những sản phẩm đó với giá xuất kho theo giá xuất kho của các sản phẩm sản xuất thời gian trước, bạn sẽ thấy chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao bởi vì bạn đang làm việc với các thông tin cũ khác hẳn so với thông tin thực tế tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, sử dụng LIFO, bạn sẽ có những thông tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình.

Vì vậy, FIFO và LIFO là hai phương pháp đối lập của dịch chuyển hàng hoá trong các kho của bạn.

FIFO, LIFO – So sánh giữa FIFO và LIFO  

Mục đích sử dụng FIFO và LIFO là gì?

Điều này trực tiếp dẫn đến một lợi ích khác – thuế. Nếu bạn có báo cáo lợi nhuận chính xác (do có thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại), bạn sẽ phải trả thuế ít hơn. Và đó là một lợi thế mà chủ doanh nghiệp luôn muốn có!

Bạn cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm về giá thị trường đối với các mặt hàng bạn sản xuất, bởi vì bạn sẽ được bán sản phẩm của bạn mà chi phí sản xuất được tính toán ở mức mới nhất. Vì vậy, bạn sẽ có ít rủi ro bị lỗ.

Khi nói đến LIFO và quản lý kho hàng, phương pháp này được thực sự chỉ được sử dụng cho hàng hóa đồng nhất – như than đá, cát, đá hoặc gạch. Khi một hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt cũ và là lô đầu tiên được sử dụng. Phương pháp này cũng có ích khi bạn không có đủ không gian trong kho để xoay lô – nếu không gian chật hẹp và các sản phẩm của bạn không có thời hạn sử dụng, tại sao phải tự tạo cho mình những rắc rối không cần thiết?

So sánh FIFO và LIFO

FILO

LIFO

1.Khi một công ty sử dụng FIFO họ giảm được số hàng tồn kho cũ. Bởi vì FIFO đảm bảo những mặt hàng được lưu trữ trong kho lâu nhất sẽ được sử dụng hoặc bán trước khi chúng được coi là đã lỗi thời, từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho việc tiêu hủy hoặc thanh lý hàng tồn kho cũ.

Ví dụ các mặt hàng như sữa. Khi bạn lấy sữa từ kho hàng của bạn và bán nó trong cửa hàng, bạn muốn các lô hàng đầu tiên ở phía trước kệ hàng. Nếu không, khách hàng sẽ mua lô mới trước, các lô hàng cũ sẽ bị quá hạn.

Phương pháp LIFO cho phép bạn điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí gần đây nhất của bạn. Khi các chi phí sản xuất của bạn đang tăng lên thì đây là một phương pháp tuyệt vời. Ví dụ, các sản phẩm gần đây nhất của bạn có chi phí sản xuất tăng. Nếu bạn bán những sản phẩm đó với giá theo chi phí của các sản phẩm được sản xuất trong quá khứ, bạn sẽ thấy chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao bởi vì bạn đang làm việc với các thông tin cũ khác hẳn so với thông tin thực tế tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, sử dụng LIFO, bạn sẽ có những thông tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình.

Điều này trực tiếp dẫn đến một lợi ích khác – thuế. Nếu bạn có báo cáo lợi nhuận chính xác (do có thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại), bạn sẽ phải trả thuế ít hơn. Và đó là một lợi thế mà chủ doanh nghiệp luôn muốn có!

2. Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, khi áp dụng phương pháp FIFO, bạn sẽ hạn chế được các rủi ro về mất giá hàng hóa. Bạn cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự sụt giảm về giá thị trường đối với các mặt hàng bạn sản xuất, bởi vì bạn sẽ được bán sản phẩm của bạn mà chi phí sản xuất được tính toán ở mức mới nhất. Vì vậy, bạn sẽ có ít rủi ro bị lỗ.

Khi nói đến LIFO và quản lý kho hàng, phương pháp này được thực sự chỉ được sử dụng cho hàng hóa đồng nhất – như than đá, cát, đá hoặc gạch. Khi một hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt cũ và là lô đầu tiên được sử dụng. Phương pháp này cũng có ích khi bạn không có đủ không gian trong kho để xoay lô – nếu không gian chật hẹp và các sản phẩm của bạn không có thời hạn sử dụng.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ có được câu trả lời cho bạn về FIFO và LIFO là gì? Cần sử dụng hệ thống nào cho doanh nghiệp của bạn.

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 335
Purchase Order là gì?
Closing time là gì
Scroll to Top