Logistics Việt Nam năm 2017

Cập nhật: 30/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 6 phút

Thực trạng ngành Logistics Việt Nam năm 2017

Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16 – 20%/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16 – 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.

10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2017

Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng trên 1.300 DN logistics đang hoạt động, bao gồm cả DN có vốn nước ngoài. Các DN cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy nhiên, vẫn có những DN lớn như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Gemadept, Vietrans, Vietfracht…

Về thị trường, khoảng 52% công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ta có quan hệ làm ăn với thị trường Hoa Kỳ, 47% với Liên minh châu Âu (EU), 63% với các nước ASEAN, 57% với thị trường Nhật Bản, 49% với thị trường Trung Quốc và 43% với thị trường Hàn Quốc.

Tuy nhiên, ngành Logistics hiện đang phải đối diện với không ít thách thức. Thống kê cho thấy, DN logistics nội chiếm hơn 80% tổng số DN kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, song hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng… Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách.

Một thách thức khác đặt ra là theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2014, hầu hết được dỡ bỏ, cho các DN nước ngoài gia nhập thị trường với mức vốn 100%. Bên cạnh đó, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP/năm, cao hơn nhiều so với các nước như Trung Quốc hay Thái Lan, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Tình trạng thiếu đồng bộ của kết cấu hạ tầng cho ngành Logistics đã hạn chế sự phát triển của hoạt động logistics. Đó là chưa kể vấn đề hệ thống pháp luật vẫn còn chưa thật sự rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo. Vẫn chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý liên quan.

Giải pháp phát triển dịch vụ logistics thời gian tới

Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành Dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 8% – 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt từ 15% – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt từ 50% – 60%, chi phí logistics giảm xuống từ 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Để hiện thực hóa các mục tiêu cần bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch hành động, trong đó cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là

Hoàn thiện chính sách pháp luật về logistics. Theo đó, bổ sung, sửa đổi nội dung về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại nhằm cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics; Kiến nghị sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới; Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm kiến nghị các biện pháp đảm bảo tránh xung đột trong cam kết về logistics tại các diễn đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế về logistics với pháp luật trong nước. Xây dựng phương án đàm phán cam kết về dịch vụ logistics tại các FTA trong tương lai.

Chi phí logistics Việt Nam tương đương 16 – 17% GDP

Hai là

Hhoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics. Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải, đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.

Ban hành chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới.

Ba là

Nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ. Khuyến khích DN trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics; Khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics; Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics; Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, tiến tới đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics; Hỗ trợ DN nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics…

Cơ hội phát triển ngành logistics Việt Nam năm 2017

Bốn là

Phát triển thị trường dịch vụ logistics. Chủ động đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics; Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics; Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn DN nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics; Tăng cường liên kết với các hiệp hội và DN dịch vụ logistics khu vực ASEAN và trên thế giới; Thu hút đông đảo DN logistics nước ngoài đến làm ăn, hợp tác với DN Việt Nam…

Một mục tiêu quan trọng khác

Đó là làm sao để các DN thương mại và xuất nhập khẩu phối hợp chặt chẽ với DN logistics nhằm có sự phân công lao động rõ ràng và mang lại hiệu quả cao nhất. Kế hoạch cũng chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như tuyên truyền, phổ biến để DN thấy được vai trò của các DN logistics trong tiến trình hội nhập sâu rộng hiện nay.

Tập trung xây dựng những DN logistics lớn, giữ vai trò “đầu tàu”, đồng thời xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế để nâng cao khả năng kết nối giữa DN Việt Nam với thế giới là một trong những mục tiêu trọng tâm của kế hoạch. Theo ông, yêu cầu cần thiết để hình thành DN đầu tàu là gì và các trung tâm logistics lớn nên đặt ở đâu?

Top 10 Doanh nghiệp giúp Logistics Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần những DN mang tính tiên phong. Đối với lĩnh vực logistics, chúng ta đang thiếu những DN lớn và thiếu sự đầu tư dài hạn, bài bản, mang tính chất quyết sách. Logistics sẽ là ngành đầu tư sinh lợi lớn nhưng hiện nay, những DN nhìn thấy nguồn lợi đó không đủ tiềm năng để khai thác. Trong khi đó, DN có vốn lớn, trình độ kinh nghiệm lại chưa mặn mà với lĩnh vực này. Do đó, kế hoạch hành động này quan tâm đến việc làm sao có được DN đầu tàu, đầu tư vào logistics để tạo ra làn sóng, tạo ra sự quan tâm lớn của cộng đồng DN.

Với các trung tâm logistics, Việt Nam là đất nước có lợi thế lớn về vị trí địa lý khi nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Trong khi đó Đông Nam Á lại nằm ở ngã ba của các cường quốc, khu vực sản xuất lớn trên thế giới. Biển Đông cũng là tuyến đường hàng hải bận rộn nhất trên thế giới cho các luồng hàng hóa di chuyển qua đó. Chúng ta có cơ hội trở thành trung tâm trung chuyển, tập kết hàng hóa để từ đây phân phối đi các khu vực khác nhau như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Mỹ, châu Đại Dương… Do đó, các trung tâm logistics lớn phải thỏa mãn các yếu tố: Nằm ở những vị trí thuận lợi (tốt nhất là nằm gần biển) và gần các trung tâm sản xuất lớn. Hiện có 2 vị trí đáp ứng được yêu cầu này là khu vực Đông Nam bộ và ven biển Bắc bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Đó là những vị trí đặt các trung tâm logistics quốc tế. Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng các trung tâm logistics tầm khu vực, vùng miền cũng để kết nối, hỗ trợ xuất nhập khẩu ở khu vực đó.

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 156
Logistics ngược là gì?
Hiện trạng logistics Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top