Vai trò và tính chất của Nhôm

Cập nhật: 20/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 2 phút

Vai trò và tính chất của Nhôm

Nhắc đến nhôm thì hầu như ai cũng biết, bởi đây là một chất vô cùng quen thuộc và quan trọng trong đời sống hiện nay. Vậy, nhôm có tính nhất như thế nào? đặc tính của nhôm ra sao và vai trò và cách điều chế nhôm như thế nào? Mời các bạn cùng với bacdau.vn chúng tôi đi giải đáp những vấn đề thắc mắc này nhé!

 

Khái niệm của nhôm

Nhôm thuộc hàng kim loại, có màu trắng bạc, nó rất mềm và nhẹ, nhưng ngược lại nhôm lại có độ phản chiếu cao cũng như có khả năng dẫn điện lớn. Đây là nguyên tố kim loại không độc và có khả năng chống mài mòn cực cao.

Ở trong điều kiện tự nhiên thì nhôm ở trạng thái hợp chất như khi kết hợp với oxygen và các nguyên tố hoá học khác, còn bình thường thì chúng ta rất ít khi gặp nhôm ở dạng nguyên chất.

Đặc tính tự nhiên của nhôm

– Trong môi trường đất sét, nhôm ở dạng Al203.2Si02.2H20
– Ở trong mica có dạng hợp chất:K2O.Al2O3.6SiO2.2H2O.
– Trong Boxit: Al2O3.nH2O.
– Trong criolit Criolit: 3NaF.AlF3 hay (Na3AlF6).

Tính chất vật lý và hoá học của nhôm

+ Vật lý

Nhôm là dạng có cấu trúc mạng lập phương tâm điện, là loại chất có khả năng dẫn điện cao và nhiệt độ nóng chảy của nhôm lên đến 600 độ Criolit
Nhôm chúng ta thường thấy hằng ngày có màu sắc trắng bạc, mềm và nhẹ, cho nên người dùng có thể dễ dàng kéo sợi và dát mỏng nhôm. Nhôm có klg=27.

+ Hoá học

– Tác dụng với phi kim: Trên bề mặt của nhôm luôn luôn có một lớp oxit bảo vệ, cho nên nhôm chỉ phản ứng với oxi trên bề mặt. Ngoài ra, nhôm cũng có thể phản ứng với các phi kim khác để sản xuất ra muối như tác dụng với Cl hay S.

Phương trình: 2Al+3O2→Al2O3
2Al+3Cl2→2AlCl3
2Al+3S→Al2S3

– Tác dụng với nước: Nếu trên bề mặt của nhôm không còn lớp oxit thì nhôm sẽ không tác dụng với nước được, cho nên khi có lớp oxit trên bề mặt, nhôm có thể tác dụng với nước để tạo ra Al(OH)3 và H2

Phương trình: 2Al+6H2O→2Al(OH)3+3H2

– Tác dụng với dung dịch axit: Nhôm có thể tác dụng với một vài dung dịch axit như sau: HCl, H2SO4, HNO3 … để tạo ra muối và Hidro.

Phương trình: 2Al+6HCl→2AlCl3+3H2
2Al+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2

– Tác dụng với dung dịch bazơ sẽ tạo ra một hidroxit lưỡng tính và có thể tan trong dung dịch kiềm

Phương trình: Al+NaOH+H2O→NaAlO2+1,5H2

Cách điều chế nhôm

Để điều chế nhôm thì thông thường các nhà khoa học sẽ tách nhôm trong quặng boxit có lẫn SiO2 và Fe2O3. Khi đó, người ta sẽ làm sạch nguyên liệu bằng cách cho phản ứng với dung dịch kiềm để tách riêng Al2O3. Sau đó dùng bình điện phân, điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit Na3AlF6. Để thực hiện việc này, ta cần hạ nhiệt độ nóng chảy tử 2050 xuống 900 độ C để tạo thành nhiều ion ngăn không cho oxi phản ứng lại với nhôm để tạo ra lớp oxit bảo vệ.

Vai trò của nhôm trong đời sống

Công dụng điển hình nhất của Nhôm đó chính là làm vỏ máy bay, bởi đây là kim loại có độ bền cao, mỏng, nhẹ và vô cùng chắc chắn. Ở trong đời sống sinh hoạt, thì nhôm có thể sản xuất ra các thiết bị như nồi, vung, soong, chảo, cửa hay các đường dây tải điện … Phản ứng nhiệt nhôm còn được sử dụng để điều chế các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao (như crôm hay Von farm)

Hi vọng với những chia sẻ trên về khái niệm của nhôm, các tính chất hoá học, vật lý, cách điều chế cũng như vai trò của nhôm sẽ giúp các bạn có thêm 1 phần kiến thức về môn hoá học này. Chúc các bạn sẽ có những giây phút vui vẻ bên Bacdau.vn!

Was this article helpful?
Dislike 3
Lượt xem: 1137
Tính chất và công thức tính độ tan
Hợp kim của sắt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top