Tia X – Những điều bạn chưa biết đến

Cập nhật: 22/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 5 phút

Được biết đến là một trong những phát hiện quan trọng trong lịch sử y học hiện đại, việc phát minh ra tia X và phương pháp chụp X-quang đã mang lại những ứng dụng tuyệt vời giúp phát hiện và hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh đạt hiệu quả và độ chính xác cao. Tuy nhiên tia X cũng có những tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tia X nhé!

  1. Bạn biết gì về tia X?

–         Khái niệm, bản chất tia X

Tia X hãy còn được gọi là X-ray hay bức xạ X là một dạng sóng điện từ.

Hầu hết tia X có dải bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nano mét tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz (3×1016 Hz to 3×1019 Hz) và có năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia gamma.

Bản chất, tia X là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

CHƯA CÓ BẰNG CHỨNG TIA X LÀ NGUYÊN NHÂN UNG THƯ

–         Tính chất của tia X:

Tia X có khả năng đâm xuyên lớn (dễ dàng đi qua các vật liệu như gỗ, da, vải mềm, các mô mềm, tấm nhôm…) Bước sóng càng ngắn thì độ đam xuyên càng lớn (ta gọi là càng cứng).

Làm đen kính ảnh (chụp Xquang), làm phát quang một số chất, làm ion hóa không khí, có tác dụng sinh lý ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người (cả có lợi đến có hại)

–         Cách tạo ra tia X: Để tạo ra tia X các nhà vật lý sử dụng một dụng cụ mang tên ống Coolidge (Cu-lít-giơ) đặt theo tên nhà vật lý Coolidge: Là một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm một dây nung FF’ bằng vonfram và hai điện cực.

Tia X có tác động thế nào đến cơ thể con người?
  1. Phát hiện quan trọng của lịch sử đến từ sự ngẫu nhiên!

Cộng đồng khoa học và y khoa thế giới sẽ mãi mang ơn khám phá tình cờ của nhà vật lý người Đức, Wilhelm Conrad Röntgen (ở Việt Nam thường được gọi là Rơnghen) vào ngày 8/11/1895.

Nhà vật lý học người Đức tên là Wilhelm Roentgen khi ông đang loay hoay tìm cách sửa chữa lại thiết bị ca tốt của mình. Khi đó, Roentgen đã đặt những vật thể khác nhau trước một thiết bị do ông chế tạo để đo mức độ hiển thị hình ảnh của chúng lên các tấm phim.

Bất chợt, Roentgen nảy ra ý tưởng mới, ông muốn xem bàn tay của vợ ông trông sẽ ra sao khi tiếp xúc với những tia sáng bí ẩn này. Kết quả là tấm phim ghi lại được hình ảnh toàn bộ cấu tạo xương và cơ của bàn tay giống như hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trong các tấm phim chụp X-quang ngày nay.

Ngạc nhiên trước những gì thu được, Roentgen đã công bố kết quả phát hiện của mình và phương pháp chụp X-quang nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: từ y học, trong phát hiện bệnh và các chấn thương bên trong cơ thể, cho tới việc ứng dụng trong kiểm tra đồ đạc, hành lý tại các sân bay…

Nhìn chung, tia X đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y học. Với việc phát hiện ra tia X, Roentgen đã được trao giải thưởng Nobel cho phát hiện của mình.

  1.     Những điều bạn chưa biết về tia X

–         Ứng dụng của tia X:

Không chỉ mang lại giá trị ứng dụng lớn trong y học, tia X còn được sử dụng trong việc kiểm tra an ninh tại các sân bay. Tại Mỹ, trong nhiều năm trở lại đây, thiết bị quét X-quang được sử dụng nhằm phát hiện vũ khí và những đồ vật nguy hiểm không được phép mang lên máy bay. Tia X có thể cho kết quả phát hiện các đồ vật bằng kim loại chính xác.

Bằng cách sử dụng thiết bị gia tốc phân tử làm tăng tốc độ chuyển động của các electron đạt mức tốc độ của ánh sáng cho tới khi chúng phát ra các tia phóng xạ. Cũng bằng cách chiếu tia X này, các nhà khoa học có thể sử dụng để kiểm tra cấu trúc nguyên tử của các loại vật liệu, kể cả chất liệu nhân tạo và vật liệu tự nhiên.

Chụp X quang là gì: Tất cả những điều cần biết

–         Những tác hại trực tiếp tới cơ thể con người

  1. Ảnh hưởng trực tiếp tới da: Những bức xạ do tia X gây ra tổn thương cục bộ cho da và các mô dưới da. Biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất là những vết đỏ trên da còn được gọi với tên khác là erythema. Những vết đỏ đó xuất hiện sau khi chiếu vài giờ và sẫm lại sau đó vài ngày, không để lại hậu quả lâu dài.
  2. Ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi: Theo một số nghiên cứu, tia X có ảnh hưởng tới thai nhi. Khi chụp X-quang bụng trong khi mang thai, thai nhi sẽ tiếp xúc với bức xạ. Nếu các bức xạ gây ra những thay đổi khiến các tế bào của bé phát triển nhanh chóng, bé có thể có nguy cơ cao hơn mắc khuyết tật, dị dạng hoặc bệnh tật, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.
  3. Ảnh hưởng nhiều bộ phận trên cơ thể: Những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh còn tác động đến các cơ quan khác của cơ thể như: Mắt: đục thủy tinh thể.
  4. Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.
  5. Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú.
  6. Tủy xương: Ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như máu trắng, ung thư máu
  7. Niêm mạc ruột: tiêu chảy, sụt cân
  8. Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn.
  9. Giảm sức đề kháng của cơ thể
  10. Có khả năng gây ung thư
  11. Bức xạ ion hóa của tia X gây đứt gãy ADN. Khi những tế bào bị tổn thương do tia X gây ra phân chia và nhân lên, những tổn thương không được sửa chữa cũng nhân lên theo. Một số nhà khoa học đã cố tình chiếu xạ lên tay họ để nghiên cứu và thấy rằng, tia X có thể gây bỏng hoặc cháy da vài tuần sau khi tiếp xúc, nếu cường độ mạnh gây ra các vết loét và khó phục hồi. Các tế bào ung thư cũng có thể phát triển từ các mô da đã được chữa lành.
Ảnh hưởng của tia X lên thai nhi

    Lời kết:

Tia X là một dạng bức xạ năng lượng cao không nhìn thấy được bằng mắt thường. Loại tia này có thể xuyên thấu qua nhiều vật thể, đặc biệt là các vật thể sống. Bởi thế nên kỹ thuật ứng dụng của tia X được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là y tế. Nhưng đồng thời, tia phóng xạ này cũng mang rất nhiều nguy hại tới cơ thể con người.

Tags:
Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 348
Điện tích thử là cái gì?
Đặc điểm của văn nghị luận và các khái niệm chung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top