Soạn bài đặc điểm của văn biểu cảm

Cập nhật: 24/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 4 phút

Soạn bài đặc điểm của văn biểu cảm hay viết một bài văn biểu cảm đều không phải chuyện khó. Vì cảm xúc là một trong các yếu tố tạo nên con người, là bản năng của con người dù muốn hay không. Kết hợp giữa sự khéo léo cách sử dụng từ và cảm xúc trong bạn, một tuyệt tác biểu cảm sẽ ra đời.

Ngoài cảm xúc là chất liệu để tao nên văn biểu cảm thì ngôn từ sẽ là phương tiện bộc lộ cho người khác đọc. Nếu bạn thiếu đi cảm xúc, vẫn có thể có được một bài văn biểu cảm nhưng không hề hay. Bạn có cảm xúc nhưng ngôn từ không đúng thì bài ấy thật sự không có giá trị. Một bài văn biểu cảm phải có đầy đủ các yếu tố sau.

  Cảm xúc là linh hồn của bài văn

Bài văn biểu cảm phải truyền được cảm xúc cho người đọc. Hãy biến cảm xúc của bạn thành ngôn từ. Nếu như bạn là một người ít cảm xúc thì hãy tập tưởng tượng. Một phương pháp hay nhất để có cảm xúc đó là suy nghĩ. Suy nghĩ đến cảm giác của những người xung quanh. Nhớ những việc bạn đã làm, từng hành động của bạn ở thời điểm nào đó. Cách mà bạn đối xử với mọi người, hãy để ý từng chút một.

Tôi sẽ ví dụ một đoạn văn biểu cảm, nó rất đơn thuần nhưng bạn cần chú ý thật kỹ:

“Chiếc lá cuối thu đã rơi ngổn ngang trên mặt đường. Từng âm thanh xào xạc như cứa vào lòng tôi, gợi cho tôi một quá khứ đau thương. Mùa thu năm đó, cha tôi đã nằm dưới những đám lá thu ấy. Cha tôi đi trong một chiều thu lá rơi ngổn ngang. Tiếng lá rơi như một bản nhạc đưa tang kéo dài. Tiếng nhạc đã ròng rã vang lên khi mùa thu đến. Những mùa thu buồn, mùa thu không còn cha. Một mình tôi bơ vơ trong căn phòng nhỏ, căn phòng trọ thuê mà tôi và cha đã sống.”

Soạn bài đặc điểm của văn biểu cảm

Hãy đọc và cảm nhận nó, ngoài các cụm từ biểu cảm, cách dẫn dắt người đọc cũng quan trọng.

Soạn bài đặc điểm của văn biểu cảm – Bố cục rõ ràng

Cấu trúc của một bài văn biểu cảm cũng như những bài văn khác. Đặc điểm của văn biểu cảm chỉ là thêm cảm xúc vào bài viết. Bố cục bao gồm ba phần:

+ Mở bài :

Mở bài thường giới thiệu vấn đề mình đề cập một các khái quát. Mở bài rất quan trọng, nó sẽ làm người đọc cảm thấy muốn đọc hết bài. Ví dụ có một đề: “Tưởng tượng sau hai mươi năm về lại trường cũ, cảm xúc của bạn ra sao?”

Tôi sẽ viết một đoạn mở bài: “Một thời thanh xuân đã gom nhặt hết nụ cười của tôi. Một thoáng mộng mơ dần tan biến đi hết. Hôm nay vô tình tôi trở về cái nơi chứa đựng những năm tháng thanh xuân ấy. Một ngôi trường đã khá cũ kỹ nhưng tâm trạng tôi vẫn còn nguyên vẹn như những ngày đôi mươi.”

Có rất nhiều cách mở bài khác nhau tùy vào người viết. Nhưng miễn làm sao có thể khái quát được chủ đề câu chuyện.

+ Thân bài:

Tất cả các yếu tố biểu cảm xuất hiện nhiều nhất ở phần này. Hãy viết thật tỉ mỉ, sâu sắc và sắp xếp các ý theo thứ tự cụ thể. Qua sự miêu tả, liệt kê, tự sự mà lồng ghép yếu tố biểu cảm vào. Ví dụ một câu trong chủ đề trên:

“Ngôi trường được sơn phết màu vàng nhưng nhìn vẫn cũ như ngày xưa. Tôi cũng đã già.”

“Ngôi trường vẫn khoác lên mình màu áo vàng của kỷ niệm, chỉ khác đi là màu áo nhuộm cho mới hơn đôi chút. Như tôi bây giờ, bên ngoài đã gần ba mươi nhưng cảm xúc vẫn nguyên vẹn như tuổi đôi mươi. ”

Trong hai câu, câu ở dưới đã có yếu tố miêu tả một cách biểu cảm. Nếu là văn học thì nên sử dụng các câu dài.

+ Kết bài:

Cô đọng lại cảm xúc toàn bài. Cảm xúc cá nhân của bạn đối với vấn đề, hoặc bài văn.

Phương pháp soạn bài đặc điểm của văn biểu cảm

  Từ ngữ biểu cảm

Các từ ngữ biểu cảm cần được đưa vào câu. Các tính từ miêu tả là một trong những vũ khí khá lợi hại. Nhưng đặc biệt bạn phải biết sắp xếp chúng đúng cách. Đó là các nhóm từ nói lên tình cảm, cảm xúc, thái độ và tâm lý con người.

Ngoài ra, có thể dùng thêm các biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Các phép so sánh cũng làm cho một câu trở nên có cảm xúc. So sánh một vật với những thứ có ý nghĩa.

soan-bai-dac-diem-cua-van-bieu-cam

  Nhịp điệu và âm thanh của một câu

Nếu nhắc đến âm thanh của một câu thì có lẽ nhiều bạn ngạc nhiên. Chữ viết thì làm gì có âm thanh. Nhưng thực chất trong một câu lại có âm thanh và nhịp điệu. Người đọc sẽ cảm giác được họ đang nghe thấy âm của chữ. Ví dụ như một câu: “Hoa rơi có nhớ lúc cảnh tàn.” Câu này hai từ đầu âm thấp, ba từ sau âm cao và hai từ cuối hạ xuống. Tạo một nhịp điệu lên xuống.

Hãy cố gắng tạo một câu văn có nhịp điệu, kết hợp với ý nghĩa sẽ tạo nên một bài văn hay. Trau chuốt từ ngữ đến ngôn từ, chính là cách tạo nên một câu hay và hoàn chỉnh. Tùy vào ngữ cảnh mà sử dụng tạo ra nhịp điệu nhanh chậm cho một câu văn.

   Tạo sự nhanh chậm cho đoạn văn

Bí quyết để tạo nên sự nhanh chậm cho đoạn văn chính là tạo một hình ảnh từ nhanh đến chậm. Điều đó cũng làm cho câu văn được nhấn mạnh. Tốc độ sẽ phụ thuộc vào cách dùng từ và hoàn cảnh miêu tả trong một câu. Ví dụ:

“Máy bay đang lăn bánh chầm chậm trên đường băng. Nó đang dần dần được cất cánh lên không trung. Cứ như thế, tôi nhìn qua ô cửa sổ, chiếc máy bay bỗng lao vút lên cao khiến tôi giật mình. Không dừng lại ở đó, tôi đã không thấy gì nữa, nó lao như chẳng có gì cản trở nó. “

Câu văn dần dần cảm tưởng như nhanh hơn. Bạn nên viết các câu dài và kết bằng một câu ngắn sẽ làm nhấn mạnh ý nghĩa hơn. Bài viết sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Ngoài ra, hãy chú ý đến ngôn từ, ngôn từ sẽ làm cho câu của bạn nhanh chậm theo ý bạn.

Đặc điểm của văn biểu cảm chính là dòng cảm xúc chảy mạch lạc trong đoạn văn ấy. Nói cách khác là dòng cảm xúc sẽ được thể hiện qua câu văn. Vì thế, hãy đọc thật nhiều sách để có những từ ngữ biểu cảm hay nhất.

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 286
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Hướng dẫn các bước làm thủ tục đăng ký kết hôn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top