Phương pháp làm bài văn thuyết minh 2020

Cập nhật: 22/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 5 phút

Các bạn học sinh luôn cho rằng môn văn rất khó, rất nhàm chán, không hữu ích đối với đời sống là bao. Đúng như thế, nó rất nhàm chán đối với những tác phẩm văn học trung và cổ đại, nhưng nó lại thú vị bởi nét độc đáo ở thể loại văn thuyết minh. Ta hãy cùng tìm hiểu xem một văn bản thuyết minh có những tính chất gì trước khi học cách làm bài văn thuyết minh nhé!

Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh

Tính chất của một văn bản thuyết minh

Chúng ta có thể hiểu, thuyết là thuyết phục, thuyết trình; minh là chứng minh, làm chứng. Thuyết minh chính là một tổ hợp gồm các thao tác lập luận bằng lý lẽ, dẫn chứng để giải thích cho một hiện tượng hay một vấn đề nào đó. Tính chất của một văn bản thuyết minh là người viết cần phải có những kiến thức sâu rộng về vấn đề cần trình bày và biết cách sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

Quá trình văn học và phong cách văn học

Văn bản thuyết minh được sử dụng nhằm mục đích giải thích hay chứng minh các vấn đề về cuộc sống, xã hội, hoặc là giới thiệu về một địa điểm nào đó đang thu hút lượng lớn người chú ý. Điểm quan trọng và cần lưu ý ở văn thuyết minh đó chính là tính chính xác và linh hoạt. Nếu bạn cung cấp một số liệu sai tức bài làm của bạn đã sai hàng dặm.

Văn thuyết minh là một loại văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, nguyên nhân,… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật hiện tượng. Các văn bản thuyết minh thường được kết hợp vào các văn bản khác, được sử dụng để cung cấp thông tin trả lời các câu hỏi quan tâm về chủ đề đó.

Khi làm một văn bản thuyết minh chúng ta cần phải đạt một số điều:

  •     Đầu tiên chúng ta phải cung cấp tri thức đủ khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người
  •     Cách trình bày chính xác, ngắn gọn, chặt chẽ, hấp dẫn người đọc
  •     Xác định đối tượng thuyết minh,, sưu tầm tư liệu về đối tượng để nắm được thuộc tính , cấu tạo, nguyên nhân, kết quả… của đối tượng

Cách làm bài văn thuyết minh

Một văn bản thuyết minh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài với nhiệm vụ như sau:

  • Mở bài: giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh.

Cách Viết Mở Bài Hay, Cuốn Hút Người đọc Ngay Tức Thì.

Ở phần mở bài ta có hai cách để làm. Cách đầu tiên, khá đơn giản và thường gặp, các bạn dẫn dắt trực tiếp vấn đề cần thuyết minh. Một ví dụ cụ thể thuyết minh về đại thi hào Nguyễn Du: “Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với nền văn học nước nhà.”

Cách làm bài văn thuyết minh thứ hai chính là dẫn dắt gián tiếp thông qua các câu thơ, các nhận định về sự vật hiện tượng để giới thiệu về đối tượng. Ví dụ: “ “Xuân xuân ơi xuân đã về”, mỗi lần câu hát ấy vang lên là mỗi lần nàng tiên mùa xuân trở lại ban phát phép màu cho vạn vật. Thật vậy, xuân sang thêu dệt cho đất trời tấm áo xanh tươi mới, tràn đầy sức sống và không thể thiếu đi những nhành hoa tươi đua nhau khoe sắc điểm tô trên đó. Mỗi một vùng miền thì có loài hoa đặc trưng riêng của mình. Miền Bắc tiết trời lạnh giá thích hợp cho hoa đào, hoa mơ. Nhưng với miền Nam đất nước, vùng khí hậu nhiệt đới lại là môi trường cho hoa mai đơm bông nảy lộc mỗi dịp Tết đến xuân về.( trích hocmai.vn)”

Đối với mở bài trực tiếp, mở bài sẽ rất nhanh, nếu vụng về sẽ làm cho mở bài cộc lốc, khô khan. Mở bài gián tiếp dễ dàng được tiếp nhận, nhưng nếu vụng về thì có thể làm cho mở bài trở nên lan man, dài dòng, thậm chí có thể lạc đề. Nếu như không có khả năng diễn đạt tốt, mình khuyên các bạn vẫn nên chọn cách mở bài trực tiếp. Tuy biết mở bài gián tiếp được đánh giá cao hơn, trực tiếp dễ làm mở bài trở nên khô khan nhưng ngược lại nếu chọn mở bài gián tiếp dễ làm bài văn trở nên lan man, lạc đề. Bạn có thể làm mở bài trở nên sinh động hơn thông qua các hình ảnh đưa vào một cách khéo léo.

  • Thân bài: Giới thiệu, thuyết minh chi tiết

tìm kiếm rõ thông tin từ các trang mạng có nguồn thông tin đáng tin cậy như Wikipedia

Về nguồn gốc xuất xứ, cấu tạo, tính chất, đặc điểm, các bạn cần lưu ý, bạn phải cung cấp nguồn gốc một cách chính xác từng chi tiết, không được định nghĩa một cách qua loa, sai sự thật. Ở đây, mình khuyên các bạn tìm kiếm rõ thông tin từ các trang mạng có nguồn thông tin đáng tin cậy như Wikipedia.

Về lợi ích, phần này chúng ta có thể tự nghĩ ra được, tại sao mình lại nói thế? Bởi vì phần này các bạn có thể tự suy nghĩ ra bằng cách trả lời 2 câu hỏi sau: Nó đem lại cho bản thân mình những gì? Nó đem lại những gì cho xã hội bây giờ?

  • Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng đã thuyết minh, trình bày.

Thái độ của bạn tùy thuộc vào lợi ích mà nó đem lại cho bạn và xã hội. Nếu nó có ích cho cá nhân và xã hội thì bạn nên trân trọng nó, ngược lại nếu có hại bạn nên tránh xa, loại trừ.

Để tăng thêm tính xác thực, tin cậy, rõ ràng, dễ hiểu hơn cho văn bản, ta có thể đan xen vào các phương thức thuyết minh như : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh , phân tích…

Phương pháp nêu định nghĩa. Ví dụ; bút bi là một vật dụng dùng để viết hàng ngày của các bạn học sinh, sinh viên , dân công sở.

Phương pháp liệt kê: Cây tre là một hình ảnh quen thuộc đối người dân Việt Nam, chúng đã góp phần không nhỏ cho đời sống chúng ta: vật liệu xây dựng, làm nhà, lợp mái, sản xuất giấy, ván ép, chất đốt diesel sinh học,.. làm ra các sản phẩm trang trí nhà cửa như: khung tranh ảnh, bát, đĩa, bàn, ghế, giường, tủ…

Phương pháp dùng số liệu: 90% số trường hợp ung thư phổi trên thế giới là người hút thuốc trực tiếp và 5% số ca ung thư phổi là gián tiếp.

Phương pháp so sánh: Việt Nam đang nằm trong nhóm 15 quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới

Lưu ý cuối cùng, trong văn bản cần phân chia mỗi ý lớn thành một đoạn, các ý phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định: trình tự cấu tạo, trình tự diễn biến sự việc,… . Ngôn ngữ trong văn thuyết minh phải cụ thể, chính xác, sinh động.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã nắm rõ được cách làm bài văn thuyết minh một cách sinh động và thuyết phục nhất. Văn thuyết minh không khó và khô khan, nó lại còn rất sinh động và bổ ích cho cuộc sống hiện tại của bạn và sau này. Hy vọng bài viết này bổ ích đối với bạn!

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 566
Đặc điểm của văn nghị luận và các khái niệm chung
NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top