Tất Tần Tật Về Nhạc Bolero – Thể Loại Hiện Đang Rất Được Ưa Chuộng

Cập nhật: 15/04/2020
You are here:
  • KB Home
  • Âm Nhạc
  • Tất Tần Tật Về Nhạc Bolero – Thể Loại Hiện Đang Rất Được Ưa Chuộng
Thời gian đọc: 8 phút

Gần đây, trên TV hay các phương tiện truyền thông xuất hiện rất nhiều cụm từ “nhạc Bolero”. Có lẽ chính vì thế rất nhiều người tò mò về thể loại nhạc này. Nhưng cũng rất nhiều người hiểu sai về nó. Hãy để Bacdau giúp bạn biết tất tần tật về nhạc Bolero nhé!

Nhạc Bolero phổ biến nhưng nhiều người không thật sự hiểu về nó.

Khái niệm của nhạc Bolero

Bolero đây là một thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, bao gồm những lời ca giản dị nhưng lại mang đậm tình cảm thường ngày, những nhân vật thường hay được xuất hiện trong nhạc Bolero thường là những người có cách sống gần gũi và thân thiện. Đồng thời, mỗi bài hát Bolero là một câu chuyện về đời, về những người có triết lý nhân sinh sâu sắc. Chính vì vậy, nhạc Bolero luôn luôn được người nghe yêu thích bởi nhạc dễ vào tâm hồn của con người, lời nhạc dễ nghe và dễ thuộc

Nhạc Bolero xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 80 của thế kỷ 21 tại khu vực Mỹ Latinh, người sáng tác ra dòng nhạc này là Jose Pepe Sanchez, ông được xuất thân trong gia đình có nguồn gốc guitar nổi tiếng, Nhưng giống như các loại nhạc khác thì nhạc Bolero mới đầu cũng bị suy thoái mà thường xuyên bị lãng quên. Do không hề được ghi chép lại mà chỉ do ông tự sáng tác và thuộc lòng. Ca khúc Bolero đầu tiên ông sáng tác vào năm 1883 mang tên “Nỗi buồn” là ca khúc nổi tiếng nhất của ông còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nguồn Gốc Nhạc Bolero

Có rất nhiều sự nhầm lẫn khi đề cập đến Bolero, bởi cùng tên gọi nhưng có tới hai điều khác nhau hoàn toàn. Bolero vốn là một vũ điệu truyền thống của người Tây Ban Nha, xuất hiện cuối thế kỉ XVIII. Và nó lại là một trường phái âm nhạc tại Cuba ra đời vào cuối thế kỉ XIX.

*Điệu Bolero ở Tây Ban Nha:

Người Tây Ban Nha đầu tiên định hình ra điệu Bolero là vũ sư Sebastián Lorenzo Cerezo, chính ông cũng làm cho thể loại này thịnh hành. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho rằng, tên thật của điệu nhảy này là Volero – biệt danh của vũ sư Sebastián Lorenzo Cerezo ( thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, chân như không chạm đất khi ông khiêu vũ) bởi vì trong tiếng Tây Ban Nha, âm V và B phát âm y hệt nhau.

Điệu Bolero bắt đầu từ Tây Ban Nha.

Và hiển nhiên, điệu nhảy nào cũng cần có nhạc. Người đầu tiên sáng tác nhạc cho Bolero là nghệ sĩ Fernando Ferandiere (1740-1816). Sau đó là một trong bốn gương mặt Tứ Quý của làng nhạc Tây Ban Nha – Manuel de Falla (1876-1946). Tiếp theo cũng có rất nhiều nhà soạn nhạc thử loại nhạc này như Frederic Chopin (1810-1849) hay Maurice Ravel (1875-1937). Tuy nhiên các tác phẩm của họ rất khác nhạc Bolero bây giờ.

Fernando Ferandiere – một trong Tứ Quý của nền âm nhạc Tây Ban Nha

*Nhạc Bolero ở Cuba:

Nhạc Bolero sinh ra ở Cuba vào cuối thế kỷ XIX là loại nhạc giống như hiện nay chúng ta thường được nghe.

Cha đẻ của dòng nhạc Bolero là nghệ sĩ đàn ghi ta José Pepe Sánchez (1856-1918). Sinh trưởng tại Santiago de Cuba, xuất thân nghèo và không được ăn học nên ông chọn làm thợ may. Có năng khiếu âm nhạc và đôi tai trời phú, ông đã tự mò mẫm học nhạc và đàn. Ông tạo ra rất nhiều tác phẩm nhưng đều chỉ là thuộc lòng, không hề có ghi chép bài bản. Do đó sau khi ông mất nhiều tác phẩm đã bị lãng quên.

José Pepe Sánchez và ban nhạc của ông.

Bản nhạc Bolero đầu tiên trên thế giới được José Pepe Sánchez sáng tác năm 1883 có tựa đề “Tristezas’’ (Những nỗi buồn). Santiagueros Trovadores Quintet là nhóm nhạc biểu diễn ca khúc này. Gồm tổng cộng là 5 thành viên, ngoài nhà sáng lập José Pepe Sánchez còn có tay đàn Emiliano Blez, Pepe Figarola và hai anh em nhạc sĩ Ferrer và Luis Felipe Bernabe Portes. Nhưng mãi đến gần nửa thế kỷ sau bài hát mới được ghi âm trên đĩa nhựa.

*Nhạc Bolero lan ra thế giới:

Từ Cuba, nhạc Bolero nhanh chóng lan ra thế giới, điển hình là các quốc gia Nam Mỹ. Riêng Mehico, Bolero chính thức ra đời vào đầu năm 1920, sau đó nhiều tác giả theo thể loại này. Bản nhạc bolero đầu tiên nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ là bài Lágrimas Negras do nhạc sĩ Miguel Matamoros sáng tác vào năm 1929. Bản thứ nhì là bài El Manisero, ghi âm vào năm 1930. Cả hai bài này phá kỷ lục số bán với hơn một triệu bản.

Nhạc Bolero từ Cuba lan nhanh ra khắp thế giới.

Còn trên toàn thế giới bài bolero nổi tiếng đầu tiên nhờ các phiên bản chuyển dịch là nhạc phẩm Quiéreme Mucho của Gonzalo Roig sáng tác vào năm 1931. Trước Besame Mucho cũng có nhạc phẩm Perfidia viết vào năm 1939. Theo các nhà phê bình, nó đánh dấu một bước ngoặt trong cách soạn nhạc bolero.

Nhạc Bolero Xuất Hiện ở Việt Nam

*Miền Nam:

Nhạc Bolero du nhập vào miền Nam Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, là lúc tân nhạc Việt nam phát triển mạnh mẽ. Những giai điệu Bolero Việt Nam mang đậm chất nhạc ca vọng cổ. Một thể loại âm nhạc của vùng sông nước Nam Bộ. Nhưng đồng thời, nhạc Bolero vẫn giữ nguyên sự nhẹ nhàng, lắng đọng trong ca từ.

Vì giai điệu nhẹ nhàng, ca từ bình dị, nội dung dễ hiểu nên nhạc Bolero dễ dàng tiến nhập trái tim của con người. Đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Chứ không hề mang tính trừu tượng và cần có kiến thức về âm nhạc sâu rộng mới có thể hiểu được như một số thể loại nhạc bác học khác.

Một đặc điểm quan trọng và không thể thiếu ở Bolero chính là tính buồn đặc trưng trong bài hát. Những ca khúc Bolero dù hát về chủ đề nào cũng mang đến cho người nghe một chút buồn. Một chút tiếc thương, một chút đồng cảm cho những câu chuyện đời, chuyện người trong bài hát.

Rất nhiều nhạc sĩ sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc phương Đông truyền thống. Không hề có ghi chép gì về bài nhạc Bolero đầu tiên tại Việt Nam. Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài “Duyên quê” của Hoàng Thị Thơ là bài đầu tiên. Tuy nhiên nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường cho rằng “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương mới là bài Bolero đầu của Việt Nam.

Phân loại nhạc Bolero Việt Nam

Bolero Việt Nam được chia làm nhiều loại nhưng có 8 loại căn bản như sau:

Bolero căn bản
Bolero đảo phách
Bolero rumba
Bolero flameco
Bolero giai điệu
Bolero classic
Bolero django
Bolero beguine

Những ca khúc Bolero Việt Nam nổi tiếng

Từ năm 1960-1970 là những năm đỉnh cao của loại nhạc này. Rất nhiều bài nhạc Bolero đã được thâu đại trà vào băng Cassette hoặc đĩa Vinyl. Cố nhạc sĩ Trúc Phương được xem như là Vua Bolero giai đoạn này. Tiêu biểu trong thời gian này là một số ca khúc như:

  • Những đồi hoa sim (Dũng Chinh phổ thơ Hữu Loan)
  • Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương)
  • Thành phố sau lưng (Hàn Châu)
  • Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh)
  • Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân)
  • Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang-Tú Nhi)
  • Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử)
  • Hoa Sứ nhà nàng (Hoàng Phương)
Các nhạc sĩ có công lớn cho sự phát triển của nhạc Bolero Việt Nam.

Nhạc Bolero của Việt Nam chậm hơn so với Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì hai loại chính của nhạc vàng chính là Bolero và Slow rock. Bolero Việt Nam nghiêng theo lỗi kể chuyện, tâm sự. Tiêu biểu như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa Sim, Lan và Điệp,…

*Miền Bắc:

Với miền Bắc, chỉ có duy nhất bài “Đôi Bờ” (nhạc Nga) dịch sang tiếng Việt. Bởi lẽ trong thời kỳ này, nhạc Bolero bị cấm tại miền Bắc, sau này mới tìm thấy bài “Thuở trâm cài” của Đoàn Chuẩn. Sau năm 1975, dòng nhạc tiếp tục bị cấm và tới năm 1986, lệnh cấm được tháo bỏ một phần, nhạc Bolero mới lưu thông một cách hạn chế.

Đoàn Chuẩn – Nhạc sĩ đi đầu của Bolero ở miền Bắc.

*Hiện nay:

Nhạc Bolero hiện nay được rất nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và đang phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhạc sĩ sáng tác trước năm 1975 vẫn tiếp tục sự nghiệp. Như: Anh Bằng, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Chế Linh, Vinh Sử,… Cùng với đó, các nhạc sĩ trẻ cũng không chậm chân, nối tiếp với các chủ đề đa dạng như tình yêu, âm hưởng dân ca Nam Bộ. Điển hình là: Lê Minh, Sơn Hạ, Hồng Xương Long, Minh Vy, Tô Thanh Sơn, Thái Hoàng, Hà Sơn,… Nhưng điệu Bolero bây giờ không hoàn toàn giống như cũ mà biến tấu đi một phần.

Dòng nhạc Bolero ở Việt Nam hiện nay gắn nhiều với các tên tuổi của các ca nhạc sĩ nổi tiếng nhất tại Việt Nam như Chế Linh, Lệ Quyên, Duy Khánh, Như Quỳnh, Phi Nhung, Quang Lê… Hay gần đây hơn là Dương Ngọc Thái, “thiên thần Bolero” Quỳnh Trang.

Đặc Điểm 

Các đặc điểm nổi bật của nhạc Bolero Việt Nam là:

  • Hầu hết các bài hát theo điệu Bolero đều mang đậm chất dân ca, chủ yếu dân ca của Nam Bộ, rất ít ca khúc thính phòng hoặc nhạc nhẹ.
  • Giai điệu cấu trúc đơn giản, tiết tấu đều đều, chậm, thường là nhịp 4/4, ít biến đổi nhịp, ít quãng cao, dễ hát, khi hát thường luyến láy, cho mềm mại và mùi mẫn, không thích hợp lối hát châu Âu.
  • Lời ca bình dân, có nhiều vần và dễ thuộc, dễ nhớ, đa số là kể chuyện… (đặc điểm thường thấy nhưng không phải đặc trưng riêng của nhạc bolero mà trong nhạc phổ thông nói chung)

Ngoài ra nhạc Bolero Việt Nam cũng có tính quần chúng, tính khái quát, tính tự sự, tính buồn, nhưng không phải đặc trưng mà rất nhiều thể loại khác cũng có.

Các ca nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Bolero Việt Nam

Từ năm 2013 đến năm 2018, hàng loạt các chương trình về nhạc Bolero xuất hiện. Nhưng lại lồng ghép cả nhạc dân ca và nhạc đỏ vào, và nhiều nhà sản xuất quy chụp tất cả nhạc vàng là nhạc Bolero. Điều đó gây ra sự nhầm lẫn trầm trọng với nhiều người nghe nhạc.

Nhạc Bolero cũng được sáng tạo dựa trên lối hát hay hòa âm. Đôi khi các ca khúc Bolero được hòa âm và hát theo phong cách nhạc jazz, nhạc pop, nhạc rock hay theo phong cách thính phòng, cổ điển. Điều này giống con dao hai lưỡi vì một số người hưởng ứng còn một số người nghe khác không quen, ưa cách truyền thống hơn.

Danh Sách Ca Khúc Bolero Bất Hủ

Dưới đây là một số các ca khúc nhạc Bolero Việt Nam hay mà bạn không nên bỏ qua:

  • Đồi thông hai mộ
  • Đắp mộ cuộc tình
  • Đôi mắt người xưa
  • Vùng lá me bay
  • Nhẫn cỏ cho em
  • Con đường xưa em đi
  • Cô hàng xóm
  • Về đâu mái tóc người thương
  • Ai khổ vì ai
  • Em về kẻo trời mưa
  • Lâu đài tình ái
  • Nỗi buồn hoa phượng
  • Nhật ký đời tôi
  • Qua lối nhỏ
  • Chuyện ba người
  • Hoa sứ nhà nàng
  • Đập vỡ cây đàn
  • Tâm sự đời tôi
  • Hàn Mặc Tử
  • Mai lỡ hai mình xa nhau
  • Thiệp hồng báo tin
  • Thuyền xa bến đỗ
  • Đừng nói xa nhau
  • Giọt lệ đài trang
  • Đôi ngã chia ly
  • Đường xưa lối cũ
  • Làm dâu xứ lạ
  • Người đã quên
  • Ngại ngùng
  • Bạc trắng lửa hồng
  • Tội tình
  • Trở về cát bụi
  • Phượng buồn
  • Sầu tím thiệp hồng
Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 832
Làm thế nào để hát hay? Luyện hát hay với 5 bước đơn giản tại nhà
Thằng hầu của Nhật Phong – MV ca nhạc mới hot nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top