Lễ cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào?

Cập nhật: 30/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 4 phút

Một tập tục không thể thiếu vào ngày những ngày đầu Xuân đó chính là lễ cúng Ông Công – Ông Táo. Vậy lễ cúng Ông Công Ông Táo vào ngày nào? nguồn gốc của lễ cúng Ông Công – Ông Táo và ý nghĩa của việc lễ cúng Ông Công – Ông Táo ra sao? Mời các bạn cùng với bacdau.vn đi giải đáp những vấn đề này nhé!

Lễ cúng Ông Công Ông Táo lên trời

Ông Công ông Táo là ai?

Ông Công Ông Táo là những vị thần cai quản ở không gian bếp cho mỗi gia đình chúng ta, chính vì vậy, thường lắm rõ và biết hết tất cả mọi chuyện, từ chuyện tốt đến chuyện xấu trong gia đình. Cho nên, để cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình thì người dân thường hay tổ chức cúng Ông Táo Ông Táo lên trời rất long trọng.

Nguồn gốc của tục cúng ông Công ông Táo

Nguồn gốc của Ông Công Ông Táo được người xưa truyền tai nhau qua lịch sử của 2 vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhị của ngày xưa, khi đó mặc dù 2 vợ chồng cưới nhau và sống với nhau rất hạnh phúc những vẫn mãi không thể nào sinh con được, khi đó chồng là Trọng Cao đã không thể chịu đựng được việc Thị Nhị không sinh con được nên thường xuyên đánh đập và chửi bới vợ. Không chịu được áp lực cuộc sống như vậy, Thị Nhị đã bỏ nhà và đi đến mảnh đất khác sinh sống.

Tại mảnh đất đó, Thị Nhị gặp chàng Phạm Lang, 2 người gặp nhau và nẩy sinh tình cảm rồi kết hôn thành vợ chồng. Nhắc đến phía Trọng Cao, do quá thương nhớ vợ và ân hận chuyện cũ nên đã đi khắp nơi để tìm vợ về. Dù đã tìm rất lâu nhưng vẫn không gặp được, thế nhưng Trọng Cao vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, và may thay vài 1 ngày nọ, Trọng Cao đã gặp lại được Thị Nhị.

Cũng vì quá thương xót chồng cũ là Trọng Cao nên đã mang chàng về mà nấu cơm cho ăn, nhưng xui thay là đúng lúc Phạm Lang đang về, vì sợ Phạm Lang hiểu nhầm nên Thị Nhị đã dấu Trọng Cao ở dưới bếp, trong một đống rơm. Chẳng may đêm đó, Phạm Lang đốt rơm trong bếp để lấy tro bón ruộng, Thị Nhi xót xa nhảy vào lửa cứu chồng, Phạm Lang thương vợ cũng vội vàng nhảy theo rồi cả 3 cùng chết trong lửa. Ngọc Hoàng thương cảm cho 3 người nên phong cho họ làm vua bếp chuyên cai quản việc bếp núc trốn nhân gian.

Và cũng chính vì vậy, vào đúng ngày 23 tháng chạp hàng năm, vợ chồng Táo Quân thường lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tất cả các việc xảy ra của mỗi gia đình trong năm đó. Và từ đó, tục lệ cúng Ông Công Ông Táo được người dân lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay.

Lễ cúng Ông Công Ông Táo

Chuẩn bị những gì để cúng Ông Công Ông Táo

+ Lễ vật: bao gồm 3 cỗ ( chiếc ) mũ của ông Công, bao gồm 2 mũ cho Ông và 1 mũ cho Bà. Mũ cho Ông phải có 2 cánh chuồn, còn mũ cho Bà thì không cần cánh chuồn. Tất cả đều phải được trang trí những trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ, những màu sắc này phải được thay đổi theo hàng năm, phù hợp với ngũ hành.

Những đồ “vàng mã” như mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công.

+ Mâm cỗ: Tuỳ vào kinh tế và phong tục tập quán của từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo khác nhau, có thể làm các lễ cúng mặn hay lễ cúng chay đều được.

Ở trong mâm cỗ cúng bao gồm các món cơ bản như:

1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 đĩa xôi gấc
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã

Và theo các chuyên gia phong thuỷ hiện nay thì việc cúng phải trước giờ ông Công và ông Táo bay về chầu Ngọc Hoàng, có nghĩa là phải cúng trước 12h ngày 23 tháng chạp.

Lễ cúng Ông Công Ông Táo

Một vài bài văn tế, cúng ông Công ông Táo

Bài cúng ông Công ông Táo số 1:

AM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT !

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân !

Tín chủ con là : [Họ và tên của người khấn]………….
Ngụ tại : [Địa chỉ nhà của người khấn] …………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Lễ cúng Ông Công Ông Táo

Bài cúng ông Công ông Táo số 2:

Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – (NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

 

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 300
Nguồn gốc và cách lì xì Tết đúng cách
Ngày Valentine – Ngày 14 Tháng 2 là gì ngày?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top