7 Bước Đột Phá Kiến Thức Mọi Lĩnh Vực

Cập nhật: 21/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 23 phút

Kiến thức là gì? Kiến thức quan trọng ra sao? Sẽ như thế nào nếu cuộc sống của chúng ta không hình thành kiến thức, kinh nghiệm? Nguyên nhân hình thành và cách xây dựng kiến thức mọi lĩnh vực như thế nào để hiệu quả nhất? Cùng giải đáp muôn vàn thắc mắc về kiến thức với 7 bước đột phá mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây nhé!

1. Bạn hiểu gì về khái niệm kiến thức?

Kiến thức là gì? Kiến thức là các thông tin, các tài liệu, cơ sở lý luận, kỹ năng khác nhau được tạo ra từ một con người hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay qua đào tạo giáo dục. Các cơ sở, thông tin, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Kiến thức dành được thông qua những quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, quá trình giao tiếp, tranh luận hay kết hợp các quá trình này. Kiến thức của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống từ thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng,…

kiến thức là gì

Hàng ngày, các kiến thức của mỗi người được tích lũy từ các sự việc cụ thể mà chúng ta gặp phải. Trẻ em biết được cảm giác nóng và bỏng nếu đưa tay vào lửa, từ đó các em biết cách tránh và không đưa tay vào đó nữa. Trẻ em có thể nhìn thấy một con vật chạy ngang đường và bị xe cán, từ đó trẻ em biết được việc chạy băng qua đường đột ngột là nguy hiểm và cần phải cẩn thận hơn.
Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta có suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó có các hành vi phù hợp với từng sự việc xảy ra. Và kiến thức của mỗi người thì được tích lũy trong suốt cả cuộc đời.

2. Bước đầu tạo dựng kiến thức gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội, vì thế con người cần được xây dựng kiến thức từ những tế bào nhỏ để tạo dụng một cộng đồng kiến thức xã hội lớn. Nguyên nhân cần tạo lập kiến thức gia đình là gì và cách xây dựng kiến thức gia đình ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Nguyên nhân cần tạo lập kiến thức gia đình:

  • Gia đình là nơi quen thuộc của mỗi người, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có học vấn, có văn hóa, đầm ấm, hạnh phúc, là nơi để các con cảm thấy an toàn và ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến nhân cách của các em.
  • Ở mô hình trường học nhỏ, trường học đầu tiên của mỗi con người thì kiến thức gia đình sẽ giúp các em định hướng đúng đắn giá trị nhân cách theo định hướng của bố mẹ và phát triển giá trị nhân cách đúng với mong muốn của xã hội.
  • Có một số ít các bạn trẻ phải sống trong gia đình với điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ không có trình độ văn hóa và học vấn cao song các em vẫn trở thành con ngoan, trò giỏi, đó là nhờ sự tự học hỏi, sự nỗ lực cũng như ý chí quyết tâm cao của chính các em. Tuy nhiên, không ít ông bố bà mẹ có cách giáo dục sai lệch, thiếu khoa học như bạo lực, lạnh lùng, thiếu quan tâm,..những hành vi lệch chuẩn như thế cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến việc định hướng giá trị nhân cách cho các em. Thực tế cho thấy có khá nhiều hành vi tội phạm của các em bắt nguồn từ gia đình, từ hành động đánh đập, mắng chửi, thiếu quan tâm của bố mẹ hay họ là những người làm ăn phi pháp, nghiện ma túy, cờ bạc,…

Vì thế, kiến thức gia đình là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc hình thành nhân cách,
đạo đức cho mỗi con người. Nếu gia đình không có phương pháp giáo dục đúng đắn
thì gia đình nói riêng và xã hội nói chung sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể
lường trước được.

Vậy, xây dựng kiến thức gia đình như thế nào?

  • Các bậc làm cha làm mẹ cần hiểu rõ tâm lý, nắm bắt thông tin và hiểu đúng vai trò hết sức to lớn của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Đừng quát tháo, chửi bới con khi chúng mắc lỗi bởi con người sinh ra không ai quá hoàn hảo để hiểu biết hết mọi thứ. Kiến thức là những gì chúng ta tích lũy được và trẻ nhỏ cũng vậy. Hãy nhẹ nhàng phân tích, góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa sai lầm.
  • Nếu bố mẹ cần trách phạt con thì hãy nhớ xử lý phân minh, bởi nếu sơ suất trong cư xử để con chịu thiệt thì sẽ dễ hình thành những tâm lý không phục, mặc cảm, đối kháng. Đây sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự hư hỏng, sa vào lỗi lầm của các em. Bậc phụ huynh hãy thể hiện sự công bằng, yêu thương các con như nhau. Mỗi người đều sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu, đừng tiếc dành những lời khen cho những ưu điểm để động viên con phát huy.
  • Bố mẹ nên dành thời gian quan tâm đến tâm tư, tình cảm và các mối quan hệ bạn bè của con. Giúp con tự chủ, có tính độc lập cao và không ỷ lại vào cha mẹ hay những người khác. Để làm được điều đó, chính bố mẹ cũng phải có những ý nghĩ tích cực, hành động tốt đẹp để làm gương cho con noi theo. Bố mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng, là điểm tựa để con noi theo và học tập.
  • Bố mẹ dạy con phải thế này, thế nọ nhưng chính hành động của họ lại không gương mẫu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục, nó làm phản tác dụng dẫn tới con cái không tin bố mẹ, không tin người lớn, mất phương hướng và tự tìm lối đi riêng cho bản thân, trong số đó không ít trẻ tìm đến những con đường lạc lối, vi phạm pháp luật.
  • Bố mẹ cần tạo điều kiện giúp đỡ con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển và cùng con bàn bạc thực hiện những kế hoạch của bản thân.

Tóm lại, gia đình là môi trường tiếp xúc đầu tiên của mỗi con người, có nhiều ưu thế trong việc tham gia vào giáo dục, truyền tải kiến thức cho con cái. Các bậc làm cha làm mẹ cần phải không ngừng trau dồi bản thân, tạo lập môi trường có lối sống lành mạnh, có kiến thức gia đình để giúp con em phát triển nhân cách, đạo đức và thói quen sau này.

3. Kinh tế khoa học – khám phá muôn vàn điều thú vị

Kiến thức khoa học luôn là tài nguyên vô tận trong cuộc sống con người. Khoa học không phải là những thứ quá cao siêu, vĩ mô mà chính là những khám phá thú vị về sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống của con người.

Tại sao trải nghiệm kiến thức khoa học là cần thiết cho mọi trẻ em?

Tuổi thơ là giai đoạn rất đặc biệt của mỗi con người, nơi bắt đầu những câu hỏi, tò mò và háo hứng về thế giới xung quanh. Các nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học đều cho thấy bộ não của trẻ ở giai đoạn trước 16 tuổi hầu hết phát triển quan trọng và gần như định hình những năng lực trí tuệ về sau. Là thời gian phù hợp để trẻ có thể hòa mình với những trải nghiệm, khám phá khoa học thông qua trải nghiệm thế giới xung quanh.
Kiến thức khoa học tạo môi trường để trẻ phát triển các kỹ năng:

  • Trải nghiệm khám phá khoa học không chỉ dừng lại ở việc học lý thuyết, công thức, các quy luật mà hơn hết thông qua quá trình truy vấn, đặt câu hỏi, thực hành và tương tác. Đặc điểm học của trẻ là học thông qua các giác quan và các chuyển động của cơ thể. Có nhiều kỹ năng trẻ có thể học được thông qua các trải nghiệm khoa học: kỹ năng quan sát, phân loại, sáng tạo, làm việc nhóm, ra quyết định,…
  • Các giác quan của trẻ cũng phát triển trong quá trình học trải nghiệm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ học thông qua đa giá quan có khả năng nhận thức và khả năng phản ứng trước các tình huống tốt hơn. Nhờ những hoạt động trải nghiệm thức tế, chú trọng thực hành nên các kỹ năng của trẻ ngày càng khéo léo và thành thạo hơn.
  • Chẳng hạn, khi trẻ làm mô hình một chiếc máy bay, trẻ rèn được kỹ năng quan sát, thiết kế, lắp ráp thử nghiệm, thu thập số liệu để hiểu về sức nâng của không khí. Đặc biệt, khi làm các mô hình như thế, trẻ thường làm theo nhóm, đó sẽ là cơ hội để các em phát triển thêm kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp xã hội ở cấp độ đơn giản.

Trẻ cần môi trường để phát triển tư duy:

  • Kiến thức khoa học chính là cách học tư duy cho trẻ. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư duy quy nạp. Trẻ cũng được học từ những quy luật, định luật để rút ra những phán đoán và lời giải cho từng tình huống cụ thể theo kiểu tư duy diễn dịch.
  • Chẳng hạn, khi trẻ quan sát thất một vài hiện tượng về nước bốc hơi khi gặp nhiệt, trẻ sẽ suy luận về vòng tuần hoàn của nước trong khí quyển hay hiện tượng khô hạn vào mùa hè.
  • Ở các hoạt động giáo dục khoa học tương tác, trải nghiệm, trẻ có thể đến sở thú, phòng thí nghiệm,…để tìm hiểu và tương tác với những người có chuyên môn. Cha mẹ cũng có thể tham gia cùng con ở những hoạt động như thế để tạo cơ hội hình thành tư duy khoa học sớm cho trẻ.

Kiến thức khoa học giúp trẻ có kiến thức để ứng phó với thế giới xung quanh:

  • Khoa học và công nghệ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của con người. Các vấn đề về an toàn thực phẩm, sức khỏe,..luôn cần có kiến thức và hiểu biết để chúng ta đưa ra các quyết định và lựa chọn sáng suốt.
  • Xã hội ngày càng phát triển, con người cần đến các kiến thức khoa học để đưa ra nhận định, đánh giá và có có những lựa chọn vào ứng dụng cuộc sống. Ví dụ về việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe gia đình, rõ ràng là nó rất cần đến kiến thức về dinh dưỡng, hiểu biết về các dưỡng chất thiết yếu, các cách chế biến và bảo quản thực phẩm…

Trẻ cần được học về bản chất của khoa học:

  • Khoa học là một phạm trù về kiến thức của nhân loại và được hệ thống lại dựa trên các nghiên cứu. Khoa học có đặc điểm đi từ những quan sát thực nghiệm, dựa trên các bằng chứng, thí nghiệm và lý lẽ. Kiến thức khoa học có tính đáng tin cậy và được ứng dụng ở hầu hết đời sống con người nhưng không phải mọi thông tin khoa học đều được xem là chân lý. Nó còn tùy thuộc và thông tin đến từ đâu, do ai thực hiện, ai đánh giá, trong hoàn cảnh nào,…
  • Khoa học thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người nhưng cũng chịu sự chi phối của nhận thức và điều kiện của con người trong thời điểm hiện tại. Khi trẻ em hiểu được bản chất của khoa học thông quan các tương tác khám phá khoa học, khi lớn lên các em có thể nhận thức đúng về các thông tin khoa học.\
  • Hơn hết, những trải nghiệm về khoa học thực tế sẽ giúp trẻ hình thành nên tình yêu về thế giới xung quanh. Từ đó, hun đúc cho những hành vi và thái độ tốt trong cuộc sống, góp phần nuôi dưỡng đam mê, sở thích của trẻ ngày một phát triển.

Mô hình giáo dục STEAM đối với trẻ em:

Mô hình giáo dục STEAM được tạo thành từ thuật ngữ “STEM” và “Art – nghệ thuật”, khởi đầu cho một sự thay đổi lớn ở Mỹ và là tương lai của cả một nền giáo dục. STEAM là phương pháp giáo dục hàng đầu ra đời từ thập kỷ trước tập trung vào việc đào tạo cho học sinh ở 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Tuy nhiên, chủ trương nền giáo dục hiện đại ngày nay lại đánh giá cao tầm quan trọng của nghệ thuật nên STEAM được hình thành.

  • Trẻ mầm non không chỉ học lý thuyết qua những lời nói suông mà được học chính những trải nghiệm, thực học. Tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, vì thế hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học để trẻ tự nói ra những thay đổi, hiện tượng mà trẻ thấy.
  • Ở phương pháp giáo dục STEAM, nên sử dụng các câu hỏi dạng mở để trẻ có thể trả lời được. Tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”. Vd: chiếc bút này màu đen phải không? Cái ô này thì hỏng phải không?…
  • Thay vào đó nên hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động kiến thức, hiểu biết như: Con biết gì về quả ổi này? Con có thể kể cho mẹ nghe con đã xếp trò chơi này như thế nào không?…hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu như: tại sao con không thử xếp trò chơi này?…
  • Trẻ mầm non không chỉ học về kiến thức hàn lâm mà trẻ học về tất cả những gì đang diễn ra xung quanh trong cuộc sống thực. Vì thế, các kiến thức và kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể như: ô tô phản lực, tòa tháp giấy, chiếc đèn phát sáng,…
  • Cách tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà nó mang lại thì rất lớn. Trường học sẽ không chỉ là nơi để giảng dạy lý thuyết mà còn là nơi những đứa trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn, chơi thông minh và học vui vẻ.

4. Kiến thức xã hội – vườn tri thức “khủng” bạn cần khám phá

Đối với học sinh, sinh viên hiện nay thì ngày việc trang bị cho bản thân những kiến thức trên ghế nhà trường là chưa đủ. Các em cần phải tự nâng cao kiến thức xã hội và đặc biệt là các kỹ năng mềm. Điều kiện này rất quan trọng song nhiều bạn trẻ lại không có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Kiến thức xã hội học từ đâu?

Kiến thức xã hội thực sự rất rộng lớn và không phải dễ để nắm bắt được hết. Tuy nhiên, mỗi người cần tự thân vận động tìm tòi học hỏi ít nhất là thuộc những lĩnh vực chúng ta sẽ theo đuổi.

  • Kiến thức xã hội vô cùng đa dạng, việc học hỏi chúng sẽ rất dễ dàng nếu chúng ta có óc quan sát và phân tích thông tin. Đầu tiên, như việc đọc sách, đọc báo, là cả 1 kho tàng kiến thức quý giá mà chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều gồm những kiến thức xã hội cơ bản đến nâng cao, cập nhật nhanh những tin tức mới mẻ hàng ngày,…giúp bạn thân không bị tụt hậu lại phía sau cũng như bổ trợ công việc hàng ngày.
  • Tuy nhiên, hãy nên nhớ học phải đi đôi với hành. Bạn không thể chỉ ngồi đọc sách, báo rồi dùng trí tưởng tượng về mọi sự việc xảy ra xung quanh mình. Trải nghiệm thực tế là điều rất quan trọng, những kiến thức xã hội cơ bản sẽ tự động được trang bị khi bạn va chạm và thực sự đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
  • Chẳng hạn, những kiến thức về kinh tế, việc học tại trường là chưa đủ, cho đến khi bản thân bạn tự gom nhặt, tích góp cho bản thân những kiến thức thực tế thì mới có thể giúp bạn tiến bộ không ngừng và khám phá nhiều điều mới mẻ từ mỗi công việc, mỗi khía cạnh trong cuộc sống.
  • Việc học các kiến thức xã hội đòi hỏi chúng ta phải đầu tư thời gian và công sức bởi vốn dĩ kiến thức là do quá trình làm việc và thời gian bồi đắp. Vì vậy, việc hi vọng có được những kiến thức xã hội ngày một ngày hai là chuyện không tưởng. Có thể nói học các kiến thức xã hội như là bạn đang tận hưởng cuộc sống của chính mình.

Vì sao các bạn trẻ lại cần trang bị kiến thức xã hội?

Vì sao các bạn trẻ lại cần phải trang bị kiến thức xã hội? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua những chia sẻ dưới đây.

  • Kiến thức xã hội giúp ích cho các bạn trẻ trong môi trường học đường: Ngày nay có nhiều trường đại học tổ chức thêm các bài thi trắc nghiệm về các kiến thức xã hội trong các đợt tuyển sinh ngoài điểm đầu vào của học sinh. Và đặc biệt, các bạn sinh viên có mong muốn tham gia chương trình du học nước ngoài bằng học bổng của trường thì sẽ thấy kiến thức xã hội quan trọng như thế nào. Bởi các quốc gia phát triển rất coi trọng về kiến thức thực tiễn và khả năng vận dụng giải quyết vấn đề của sinh viên.
  • Giúp ích trong việc giao tiếp: hàng ngày mỗi chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế, việc giao tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người. Chính những kiến thức xã hội cơ bản sẽ giúp bạn có thể thu hút đối phương và dễ hòa nhập vào cuộc trò chuyện hơn.
  • Kiến thức xã hội giúp bạn trang bị kiến thức giải quyết vấn đề trong cuộc sống: kiến thức xã hội cần biết trải dài trên nhiều phương diện nên khi chúng ta gom nhặt từng chút ở mỗi khía cạnh, chúng ta sẽ tích góp được nhiều cách khác nhau trong việc giải quyết và xử lý tình huống trong cuộc sống.

Làm thế nào để có thêm kiến thức đời sống xã hội cho bản thân?

Nếu so sánh kiến thức xã hội mà mỗi người biết thì chỉ như một giọt nước trên đại dương mênh mông. Bởi lượng kiến thức xã hội cơ bản luôn là vô tận, chúng ta dù có ngày này qua ngày nọ thì cũng không thể dung nạp hết tất cả các kiến thức. Tuy nhiên, việc học kiến thức xã hội để mở rộng sự hiểu biết là điều mà ai cũng có thể làm được. Nếu bạn đang còn thắc mắc trong vấn đề này thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây của chúng tôi nhé!

  • Đọc sách, báo: M.Gorki đã từng nói “sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Đúng vậy các bạn, mỗi một cuốn sách là mỗi một chân trời. Một cuốn sách hay không chỉ là viên thuốc bổ cho tâm hồn mà còn để nâng cao tri thức người đọc. Sách, báo chính là nguồn cung cấp thông tin vô tận từ thứ xa xưa nhất đến những thứ hiện đại nhất.
  • Xem các chương trình thời sự: Việc xem thời sự hàng ngày sẽ giúp chúng ta cập nhật những thông tin xoay quanh xã hội nhiều nhất. Tin tức từ các chương trình thời sự đều là những thông tin có độ chính xác cao, mới mẻ trong ngày và thực sự mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho người xem không chỉ trong nước mà cả toàn thế giới.
  • Học qua mạng Internet: Chỉ với thao tác đơn giản, một vài từ khóa là bạn đã có thể truy cập hàng nghìn thông tin về các kiến thức xã hội cần thiết. Bạn cũng có thể tham gia vào các bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức đời sống để biết mình cần cải thiện những gì. Bên cạnh đó, thông qua các dịch vụ quảng bá đăng tuyển trên các trang web, bạn có thể tìm các khóa học về kỹ năng mềm, kỹ năng cuộc sống để có thêm nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
  • Học hỏi từ mọi người: đây có thể được xem là một phương pháp học gián tiếp và thụ động hơn hẳn các cách học kia nhưng mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Bởi khi chúng ta trò chuyện với bạn bè với tâm lý thoải mái thì tự nhiên theo phản xạ chúng ta sẽ học được rất nhiều thức từ họ.

Những kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên:

Ngày nay, các nhà tuyển dụng rất coi trọng kiến thức xã hội của mỗi ứng viên, cụ thế đó là những kỹ năng mềm mà ta khó có thể có được trên ghế nhà trường. Dưới đây là một số kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên.
Kỹ năng làm việc theo nhóm:

  • Ông bà ta cũng đã từng nói “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” câu nói ngụ ý về sức mạnh khi làm việc nhóm.
  • Các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm của từng ứng viên đặc biệt các công ty nước ngoài như Nhật Bản. Đây có thể được xem là điểm yếu khá lớn đối với sinh viên nước ta hiện nay. Có rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, khá nhưng lại bị fail ngay khi đến phỏng vấn phần teamwork vì không có khả năng kết hợp. Đây là điều mà các bạn sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường cần học hỏi ngày lập tức.

Kỹ năng ứng phó với những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng:

  • Stress là cụm từ rất phổ biến trong xã hội dùng để chỉ trạng thái căng thẳng đến từ nhiều nguyên nhân như áp lực thi cử, do các mối quan hệ không tốt, áp lực công việc, học tập,…Vì thế kỹ năng đối mặt và vượt qua những cảm xúc căng thẳng là điều rất cần thiết.
  • Việc thích nghi nhanh chóng với sự căng thẳng sẽ giúp các em có được những suy nghĩ tích cực dù là trong các trường hợp khó khăn nhất. Sẽ có thể biến sự căng thẳng thành động lực tích cực thúc đẩy khả năng làm việc của bản thân. Nếu làm được điều đó thì sự căng thẳng sẽ không còn mà thay vào đó cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy năng lượng tích cực.

Kỹ năng thu thập thông tin:

  • Thu thập thông tin là một trong những kỹ năng rất quan trọng ở thời đại công nghệ số phát triển hiện nay. Kỹ năng này giúp cho các bạn trẻ làm việc và học tập tiện lợi, nhanh chóng hơn và nâng cao hiệu quả công việc.
  • Kiến thức xã hội thực sự rất quan trọng và cần thiết trong môi trường hiện đại ngày nay. Lượng kiến thức xã hội sẽ giúp chúng ta về nhiều mặt trong cuộc sống, vì thế các bạn học sinh, sinh viên nên tự tìm tòi, học hỏi và trang bị cho mình những kiến thức xã hội, các kỹ năng mềm sớm nhất có thể, để sau này dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp ở những công ty có đòi hỏi sự năng động.

5. Kiến thức kinh doanh – kinh nghiệm vàng đúc kết từ thực tiễn

Ngày nay, nước ta có nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn minh thế giới, các bạn trẻ đã và đang rất năng động, sáng tạo. Vì thế hình thành nên hiện tượng khởi nghiệp trong giới trẻ – hiện tượng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công thì các bạn trẻ cần phải có những kiến thức kinh doanh cơ bản ngoài những kiến thức chuyên môn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Tại sao giới trẻ khởi nghiệp cần có những kiến thức cơ bản về kinh doanh?

  • Giới trẻ ngày nay trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng khởi nghiệp các bạn cần phải đảm bảo rằng phải trang bị đầy đủ những kiến thức kinh doanh cũng như kiến thức quản trị kinh doanh cơ bản để vận hành tốt việc kinh doanh của mình.
  • Với những ý tưởng khởi nghiệp có mục tiêu lớn như đưa sản phẩm phát triển trên thị trường nội địa hay quốc tế thì việc trang bị những kiến thức về kinh doanh là rất cần thiết để các bạn có thể lên ý tưởng thật hoàn hảo cho từng bước đi của mình, hạn chế tối đa những thất bại không đáng có không thuộc về lĩnh vực chuyên môn.
  • Việc trang bị tốt những kiến thức kinh doanh cũng giúp ích cho những cá nhân hay tổ chức khởi nghiệp có mong muốn được hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư. Họ cần biết được lợi nhuận kinh doanh và tất tần tật các thông tin về kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi họ chấp nhận lời mời đầu tư.

Một số kiến thức cơ bản về kinh doanh cho các Startup:

Ý tưởng kinh doanh:
Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh cho các bạn trẻ. Hãy chắc chắn ý tưởng kinh doanh của bạn gồm có những yếu tố sau:

  • Khác biệt: ý tưởng của bạn cần có sự khác biệt để có được sự phát triển thành công. Chẳng hạn sản phẩm của bạn có gì đặc biệt hơn những sp cùng loại của các hãng khác, hình thức bán hàng của bạn đặc biệt ntn?…Nếu không có sự đặc biệt thì ít nhất bạn cũng cần đảm bảo yếu tố nổi bật cho sản phẩm của mình. Nó nổi bật ở điểm nào? Lợi ích mang lại cho khách hàng như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh???
  • Phù hợp: ý tưởng kinh doanh cần có sự khác biệt nhưng đừng đưa ý tưởng thành ý tưởng bất khả thi, không phù hợp với tình hình thị trường cũng như như nhu cầu người tiêu dùng. Hãy tìm ra sự khác biệt cho ý tưởng nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện phù hợp của ý tưởng đó với tình hình chung.
  • Triển vọng: bạn cần cân nhắc xem con đường kinh doanh của mình đi được bao lâu và bao xa sau khi đảm bảo ý tưởng có sự khác biệt và phù hợp. Liệu rằng ý tưởng của mình sẽ tồn tại được bao lâu? Lợi nhuận thu về có được như mong muốn? Thị trường kinh doanh có được mở rộng hay không?…Đó là những câu hỏi bạn cần trả lời để đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ thành công.

Tiếp đến là xác định mô hình kinh doanh:
Với những ý tưởng kinh doanh khác nhau thì sẽ có những mô hình kinh doanh khác nhau phù hợp cho mỗi ý tưởng. Bạn có thể xác định mô hình kinh doanh dựa vào những tiêu chí sau:

  • Khách hàng bạn đang hướng tới thuộc độ tuổi nào? Thuộc tầng lớp ra sao?
  • Lợi ích sản phẩm của bạn mang lại cho họ như thế nào?
  • Người tiêu dùng nhận sản phẩm từ bạn bằng cách nào?
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng mà bạn lựa chọn có thực sự phù hợp và tốt nhất cho khách hàng của bạn không?
  • Lợi nhuận bạn nhận được là bao nhiêu?
  • Bạn sẽ bắt tay triển khai những kế hoạch kinh doanh như thế nào?
  • Nguồn nhân viên bạn cần ra làm sao?
  • Bạn tự kinh doanh một mình hay hợp tác với ai?
  • Vốn kinh doanh?…

Xác định kinh doanh cá nhân hay hợp tác với ai:

  • Nếu bạn kinh doanh cá nhân thì bạn sẽ đi nhanh hơn về tốc độ nhưng quãng đường dài thì không thể so bì với việc bạn cùng hợp tác với ai đó. Bạn cần dựa vào một số tiêu chí sau để chọn đối tác phù hợp như: có chung mục tiêu phát triển, hạn chế hợp tác cùng người thân, chọn người lạ nếu có thể, cổ đông góp vốn phải là người thành tín trong kinh doanh.

Áp dụng “kiếm tiền trước, phát triển sau” trong chiến lược kinh doanh:

  • Ngay từ đầu, bạn cần phải thực hành phương châm kiếm tiền trước để giúp công ty ổn định rồi mới từ từ phát triển. Bạn sẽ sử dụng những cách nào để quảng bá thương hiệu sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng? Quảng bá hình ảnh qua ty ty, Internet hay dịch vụ quảng cáo banner? Hãy biết cách trân trọng từng khách hàng, từng hợp đồng cho dù giá trị nhận được là nhỏ nhất.

Chủ động học hỏi để phát triển bản thân:

  • Kiến thức là vô tận và luôn đổi mới từng ngày, vì thế bạn cần phải chủ động cập nhật thông tin, kiến thức cho bản thân đặc biệt khi bạn là người đứng đầu. Không chỉ kiến thức chuyên môn mà bạn cần phải trau dồi kỹ năng sống để có thể điều khiển và hoạt động công ty thật tốt.

Bổ sung kiến thức kinh doanh cơ bản bằng cách nào và ở đâu?

  • Bạn có thể bổ sung kiến thức kinh doanh qua cách học online từ các trang web dạy trực tuyến hay đăng ký các khóa học ngắn hạn ở các trung tâm được kết nối với các trường đại học và doanh nghiệp lớn. Sự kết nối này sẽ giúp nội dung chương trình học mang tính thực tiễn nhiều hơn và các bạn sẽ được luyện thi chứng chỉ sau khi đăng ký những khóa học đó.
  • Bên cạnh đó, mạng Internet ngày càng hiện đại nên các bạn có thể đăng ký các gói dịch vụ trực tuyến để các nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng tra cứu thông tin thí sinh để từ đó có thể tư vấn hỗ trợ hiệu quả hơn. Đồng thời các bạn cũng sẽ dễ dàng đăng nhập thông tin thí sinh để kiểm tra kết quả học tập của bản thân.

Nói tóm lại, với các bạn trẻ khởi nghiệp thì hãy luôn giữ vững lòng tin, đừng bao giờ tự bỏ khi gặp thất bại. Hãy trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức kinh doanh, kỹ năng thực tế và thái độ làm việc chu đáo thì bạn sẽ hoàn toàn có đủ tự tin chinh phục những “ngọn núi cao” trong cuộc sống.

6. Sự lên ngôi của kiến thức kinh tế:

Thế giới tồn tại và phát triển thuận theo tự nhiên. Cỏ cây thì luôn hướng về ánh sáng và con người thì luôn hướng tới những lợi ích thiết thực của bản thân. Chính vì thế, nắm rõ kiến thức kinh tế sẽ giúp các chủ đầu tư có những nước cờ đúng đắn và đạt hiệu quả cao.

  • Hơn 10 năm trước thì người Việt chúng ta không thích học mà chỉ thích vui chơi, giải trí. Đường phố ngập tràn băng rôn các chương trình ca nhạc, game show truyền hình, điện ảnh,…Và thậm chí một chương trình truyền hình bá kiến thức kinh tế trên VTV1 đã nhờ “núp bóng” những câu chuyện truyền kỳ mà nổi lên đình đám.
  • Nhưng giờ đây, ít ai ngờ được các sản phẩm, dịch vụ truyền bá kiến thức kinh tế, kinh doanh lại đang ngày càng lên ngôi, lấn át cả giải trí, hiệu sách ngập tràn sách kinh doanh. Đâu đâu cũng thấy các chương trình đào tạo kiến thức kinh doanh, rao bán bí quyết kinh doanh. Thậm chí cả mạng lưới tư vấn PwC Việt Nam thuộc “Big Four ” toàn cầu cũng trở thành đối tác chiến lược.
  • Lý giải cho hiện tượng này, ông Hoàng Hải u tổng giám đốc Hoàng Gia Media Group, chuyên gia chiến lược thương hiệu và truyền thông, tổng đạo diễn chương trình truyền hình CEO – Chìa khóa thành công đã lý giải: “Xã hội càng phát triển, nhu cầu con người cũng ngày càng cao. Trong thế giới phẳng hội nhập toàn cầu, thông tin và sự so sánh đã đẩy nhu cầu đó được nhân lên bội phần. Đặc biệt ở các nước chậm và đang phát triển. Mà muốn thỏa mãn nhu cầu dù là vật chất hay tinh thần, người ta đều phải có tiền. Vì vậy phong trào làm ăn ở các quốc gia này rất quyết liệt. Rồi làm ăn, cạnh tranh thất bại. Người ta tự thấy cần phải học. Vì vậy mà giờ đây người người nhà nhà học làm ăn kinh tế. Và thế là show tri thức lên ngôi”.
  • Show truyền hình CEO rất thành công ở nước ta nhờ tính thực tế, thiết thực và có độ phủ sóng rộng rãi, từ VTV1, VTV4 đến cả VTV go, VTV6, Facebook, Youtube,..thu hút lượng lớn cộng đồng xã hội.

Có thể nói kiến thức kinh tế đang ngày càng lên ngôi, đóng góp cho các chương trình như “CEO – chìa khóa thành công” trở thành một thương hiệu lớn chân thực và đàng hoàng, được công đồng đánh giá cao.

7. Muốn giàu phải nắm rõ kiến thức tài chính:

Kiến thức Tài chính là gì?

  • Kiến thức tài chính là khả năng hiểu về tiền và cách hoạt động của tiền gồm quản lý tiền, đầu tư tài chính và chi tiêu tiền. Hiểu rõ về tài chính sẽ giúp bạn tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động, tăng gấp đôi số dư tài khoản đầu tư. Hay đơn giản kiến thức tài chính giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền một cách hợp lý.
  • Hầu hết ở những người trưởng thành không rõ tầm quan trọng của kiến thức tài chính. Họ cũng không biết được mức độ kiến thức tài chính mà họ sở hữu giúp họ có nền tảng để cải thiện thu nhập gia tăng chất lượng cuộc sống.
  • Kiến thức tài chính là nền tảng quan trọng, điều kiện cần để hình thành nên con đường làm giàu của những nhà đầu tư tương lai ở thời đại đầu tư khó khăn.
  • Muốn làm giàu thì cần phải có kiến thức về tài chính. Vậy bạn đã có đủ kiến thức tài chính để sẵn sàng làm giàu chưa?

Phân biệt giữa tài sản và tiêu sản theo cách nhìn của tài chính:

  • Tài sản là tổng hợp tất cả những gì mà bạn bỏ tiền túi của mình ra mua và được sở hữu chúng. Sau đó, chúng có khả năng mang lại lượng tiền khác quay lại vào túi của bạn và tài sản đó làm phát sinh lời so với số tiền mà bạn bỏ ra để sở hữu trong một tương lai.
  • Ví dụ: Tài sản là căn nhà bạn bỏ ra để sở hữu, bạn cho thuê hàng tháng và một thời gian sau bạn có đủ số vốn đã bỏ ra, sau đó thu lời hàng tháng.
  • Kiến thức và cách nhìn của những nhà đầu tư đều có sự khác biệt. Tiêu sản được hiểu là những gì bạn bỏ tiền ra để có được và sau đó bạn lại phải bỏ ra khoản chi phí để nuôi và duy trì hoạt động của chúng.
  • Ví dụ: bạn mua một chiếc ô tô dùng đi lại và sau đó hàng thành bạn phải bỏ tiền ra để bảo dưỡng, xăng xe cho chúng hoạt động.

Khi bạn phân biệt được tài sản và tiêu sản, những kiến thức này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong tiền bạc, bạn sẽ được nghỉ hưu sớm và tự do về thời gian lẫn tiền bạc, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo nằm ở kiến thức tài chính.
Kiến thức là bất tận trong thế giới loài người, kiến thức gia đình, kiến thức xã hội, kiến thức khoa học, tài chính, kinh doanh,…sẽ là những khía cạnh để tạo dựng nên con người hoàn hảo về cả mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mỗi một chúng ta cần phải không ngừng cố gắng học hỏi, rèn luyện bản thân để hội tụ đầy đủ những kiến thức cốt lõi, kiến thức làm người và kiến thức làm giàu.

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 983
BẠN CÓ THỰC SỰ HIỂU HÔN NHÂN LÀ GÌ?
Định nghĩa Giải Trí – Thế nào là giải trí lành mạnh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top