Mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

Cập nhật: 30/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 2 phút

Mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

Một trong những vật dụng không thể thiếu trong ngày Tết chính là mâm ngũ quả. Vậy ý nghĩa và cách bày trí mâm ngủ quả ngày Tết như thế nào? Mời các bạn cùng với bacdau.vn đi giải đáp thắc mắc này nhé!

Ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết theo 3 miền

+ Miền Bắc

Đối với người Bắc thì mâm ngũ quả được hiểu theo nghĩa văn hoá ở phương Đông, dựa vào 5 hành khí cơ bản như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tất cả các khí này được dung hoà với nhau cũng như chính là 5 hành tinh lớn nhất của Vũ Trụ, khi đó mâm ngũ quả được thờ cúng sẽ thể hiện sự quý trọng, tôn thờ và văn minh, luôn luôn nhớ đến công ơn của người xưa.

Và dựa vào 5 hành khí đó mà trong mâm ngũ quả cũng được phối theo 5 màu sắc như kim – trắng, mộc – xanh, thuỷ – đen, hoả – đỏ hay thổ – vàng.

Đối với mâm ngũ quả miền Bắc thì thường bày trí theo 5 loại: chuối xanh, bưởi vàng, đào tráng, hồng hoặc quýt đỏ, mận hoăc dâu đen.

-> Cách bày trí: Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

+ Miền Nam

Người miền Nam tính cách bình dị, dân dã nên bày mâm ngũ quả không theo triết lý sâu xa mà theo ước nguyện thành kính, cầu một năm mới đủ đầy. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và dứa (miền Nam gọi là trái thơm).

Ý nghĩa được hiểu theo tên đọc là: Cầu vừa đủ xài, thơm thảo. Ngoài ra, hiện nay các gia đình thường hay để thêm một cặp dưa hấu căng tròn để cầu sự viên mãn, đủ đầy và may mắn. Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả như chuối, lê, táo hay cam, quýt … vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt đẹp.

-> Cách bày trí: Người Miền Nam bày trí mâm ngũ quả theo ý nghĩa riêng, mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.

+ Miền Trung

Như các bạn đọc đã biết thì miền trung là miền của đất khô cằn, kèm với khí hậu khắc nghiệt, rất ít hoa quả cho nên ở Miền Trung người ta thường không có câu lệ các lễ nghi và hình thức này. Đối với mâm ngũ quả ngày Tết ở Miền Trung thì nhà nào có gì thì cúng nấy, chỉ cần thành tâm cúng kính tổ tiên là được.

Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả miền Trung là: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

-> Cách bày trí: Người miền Trung thường bày mâm ngũ quả theo những loại quả vốn có sẵn ở quê hương chứ không cầu kì như nhiều miền khác. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…

Cho dù mỗi vùng miền tổ quốc có những đặc sản, tính chất khác nhau nhưng việc mâm ngũ quả ngày Tết đã trở thành một thói quen, là một nét đặc trưng trong các phong tục tập quá của người Việt Nam, thể hiện được tấm lòng và sự tôn kính của người hiện tại đối với tổ tiên của mình, cũng như là cầu may mắn và hạnh phúc sẽ đến với mọi người trong năm mới. Chúc các bạn sẽ có những giây phút vui vẻ bên bacdau.vn nhé!

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 180
Tết 2019 – nên tặng quà gì?
Nguồn gốc và cách lì xì Tết đúng cách

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top