Hiện tượng mưa axit

Cập nhật: 20/04/2020
You are here:
Thời gian đọc: 3 phút

Hiện tượng mưa axit

Trong cuộc sống ngày này luôn luôn có những hiện tượng thiên nhiên kỳ bí xuất hiện mà con người không thể lý giải ra được. Trong đó, hiện tượng mưa axit đang được coi là hiện tượng gây nguy hiểm và có tác hại rất lớn đến môi trường. Vậy mưa axit là gì? nguyên nhân hình thành mưa axit? tác hại của mưa axit? Tất tần tật sẽ được bacdau.vn giải quyết ở bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.

Khái niệm mưa axit

Mưa axit được các nhà khoa học giải thích là hiện tượng lắng đọng của axit, khi đó nước mưa sẽ có axit hay độ chua trong đó. Độ mưa axit được tính bằng pH. Ở trong dung dịch bình thường thì pH =7, nhưng nếu độ pH nhỏ hơn 6,5 thì người ta gọi đó là hiện tượng mưa axit.

Nguyên nhân hình thành mưa axit đã được các nhà khoa học chứng minh cũng vô cùng đơn giản, khi mà hiện tượng trong nước mưa có chứa thành phần chủ yếu là axit từ Nitơ và lưu huỳnh. Đây là 2 chất được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NO từ các nhà máy điện, các phương tiện giao thông như ô tô và khu công nghiệp. Khi các chất này được thải ra môi trường và gặp nước sẽ tích tụ lại thành axit sunfuric ((H2SO4)) và axit Nitric (HNO3). Cuối cùng tạo thành mưa axit.

Một vài nguyên nhân hình thành mưa axit khác như: sự phun trào của núi lửa, cháy rừng hay sấm sét. Khi đó thì lượng SO2 và NOx sẽ kết hợp với lượng hơi nước có trên tầng khí quyển, tạo thành hiện tượng mưa axit.

Quá trình tạo ra hiện tượng mưa axit

Như các bạn đã biết thì ở trong các chất đốt tự nhiên hiện nay thì đều có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, và ở trong không khí có chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như:lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3).

Như ở đầu bài bacdau.vn đã giới thiệu về độ pH, khi mà độ pH dưới 6,5 thì sẽ tạo ra hiện tượng mưa axit, khi đó nước mưa sẽ có độ chua, kèm theo axit … đây là lượng nước mưa vô cùng độc hại cho động, thực vật và ngay cả con người.

+ Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:

Lưu huỳnh:
S + O2 → SO2;
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
SO2 + OH· → HOSO2·;
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxit.
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít).
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.

Nitơ:
N2 + O2 → 2NO;
2NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.

Sự ảnh hưởng của mưa axit đến với con người

Nước mưa có hàm lượng axit hay không thì cũng không có mùi gì khác lạ và không thể nào phân biệt được bằng cách ngửi. Cách đơn giản để nhận biết được mưa axit đó là sử dụng giấy quỳ. Khi nhúng giấy quỳ vào nước mưa mà thấy giấy quỳ chuyển màu đỏ hay hồng thì chứng tỏ là trong nước mưa có axit.

Mưa axit ngoài gây ra ảnh hưởng khá nặng nề đến đất đai, cây cối, động thực vật cũng sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ dành cho sức khỏe của con người. Sử dụng nước mưa có chứa nhiều axit trong sinh hoạt như là tắm, giặt…. cũng sẽ gây viêm da, mẩn ngứa, nấm…..Còn nếu như sử dụng ở trong ăn uống thì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do vào đầu mùa, nước mưa cũng thường bị “ngấm” mùi của các loại thuốc trừ sâu, hay khói bụi công nghiệp…. gây ra rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như chán ăn, đau bụng…. Nếu bạn đang dùng nước mưa và bị căn bệnh dạ dày mà không hề biết nguyên nhân tại sao, rất có thể đó chính là do nguồn nước bạn sử dụng là mưa axit.

Hi vọng với những chia sẻ trên về nguyên nhân hình thành mưa axit cũng như là tác hại của mưa axit đối với con người sẽ giúp các bạn có thêm một ít kiến thức. Hi vọng bạn sẽ có những giây phút vui vẻ bên bacdau.vn nhé!

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 1413
Tính chất của phân bón hoá học
Đặc điểm phản ứng oxi hoá khử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top