Giấy phép nhập khẩu hóa chất công nghiệp

Cập nhật: 30/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 3 phút

Bộ Công Thương vừa có ý kiến trả lời doanh nghiệp về vướng mắc trong việc nhập khẩu hóa chất dùng trong công nghiệp theo Thông tư số 42/2013/TT-BCT.

Theo quy định tại Thông tư số 42/2013/TT-BCT, khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất dùng trong công nghiệp , doanh nghiệp phải xin giấy phép từ Cục Hóa chất của Bộ Công Thương dù các chất này chỉ là một thành phần nhỏ trong sản phẩm.

nhập khẩu hóa chất công nghiệp, tags của Dịch Vụ Hải Quan

Doanh nghiệp phản ánh, việc kiểm soát cả các chất này khi nó là một thành phần trong các sản phẩm công nghiệp dưới dạng hợp chất, dẫn xuất hoặc hỗn hợp được chế tạo theo quy trình công nghiệp là chưa hợp lý. Từ đó dẫn đến tạo nhiều thủ tục cho DN.

Bộ Công Thương giải thích, tiền chất là các hóa chất thiết yếu để sản xuất ra các loại ma túy tổng hợp. Nhà nước quản lý chặt chẽ các loại tiền chất và hóa chất có chứa tiền chất nhằm tránh thất thoát để tội phạm lợi dụng là cần thiết bởi hiện nay tội phạm ma túy đang lợi dụng các loại tiền chất và hỗn hợp các hóa chất có chứa tiền chất để sản xuất ma túy tổng hợp gây mất trật tự an toàn xã hội.

Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền hóa chất công nghiệp

Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất hướng dẫn Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 và Nghị định số 58/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Các loại tiền chất tại phụ lục số IV Danh mục tiền chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP chưa quy định nồng độ, hàm lượng các tiền chất, do đó các sản phẩm công nghiệp như sơn, mực in có chứa tiền chất đều quản lý như các tiền chất.

Nhập khẩu khí N2O phải xuất trình Giấy phép sản xuất, kinh doanh ...

Bộ Công Thương cũng cho biết, theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 42/2013/TT-BCT thì giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp theo hợp đồng mua bán tiền chất hoặc thoả thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hoá đơn thương mại.

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp phép và được nhập khẩu theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Như vậy doanh nghiệp có thể xin giấy phép cho nhiều lần nhập khẩu trong một giấy phép, sau đó sẽ được cơ quan hải quan trừ lùi khi nhập khẩu các lô hàng.

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép

– Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất;
– Bản sao hợp lệ các Quyết định hoặc Giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao hợp lệ Đăng ký mã số thuế;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại;
– Bản sao hợp lệ Đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;
– Giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sử dụng hóa chất đó (trường hợp xuất khẩu hóa chất được thực hiện với tổ chức hoặc cá nhân của nước không phải là quốc gia thành viên Công ước).
– Hợp đồng hoặc Giấy cam kết (thoả thuận, ghi nhớ) về việc xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hợp đồng hoặc Giấy cam kết (thoả thuận, ghi nhớ) về việc xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Trình tự tiến hành thủ tục.

a. Trình tự thực hiện.

– Các tổ chức đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).
– Cục Hóa chất kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục cấp giấy phép cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
– Tổ chức nhận Giấy phép trực tiếp tại Cục Hóa chất hoặc bằng đường bưu điện.

Thu-tuc-xin-giay-phep-nhap-khau-hoa-chat.jpg

b. Cách thức thực hiện.

– Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

c. Thời hạn giải quyết.

– 15 ngày làm việc kể từ khi có đầy đủ hồ sơ.

d. Cơ quan thực hiện.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).
– Cục Hóa chất
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hoá chất
– Cơ quan phối hợp (nếu có)

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 62
Mô hình IBSAL trong chuỗi cung ứng
Phí THC là gì

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top