Đóng hàng Container

Cập nhật: 30/05/2020
You are here:
Thời gian đọc: 2 phút

Việc đóng hàng container chuẩn là bước quan trọng trước khi vận chuyển đến khách hàng, tránh tình trạng tốn hao chi phí khi phải kéo nhiều cont hay chậm trễ do tính toán sai.

Vậy cách tính thể tích hàng khi đóng vào container là gì? Làm cách nào để khi đóng vào container được đúng như kế hoạch sản xuất và số lượng sản phẩm giao cho khách hàng? Cùng tìm hiểu qua bào viết sau đây.

Những điều cần biết khi đóng hàng container

Theo qui định trong thương mại quốc tế, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ người ta tính cước vận chuyển hàng hóa trên cơ sở trọng lượng và thể tích của hàng hóa đó. Vậy khi nào thì người ta tính cước dựa vào trọng lượng và khi nào tính cước dựa vào thể tích? Và làm thế nào để so sánh giữa trọng lượng và thể tích?

Cách đóng hàng vào container – Sử dụng dây đai, túi khí chèn hàng

Cách tính số lượng kiện trên container

Số lượng (cont 20′)= 28/thể tích kiện(m3)

Số lượng (cont 40′)= 60/thể tích kiện(m3)

Số lượng (cont 40 cao)= 68/thể tích kiện(m3)

Thể tích kiện(m)= Dài x Rộng x Cao

* Chẳng han kiện hàng có kích thước(m): D: 0.30, R: 0.31, Cao: 0.54

–> Thể tích kiện(m3):= 0.30×0.31×0.54=0.050

–> Số lượng kiện trong cont 20′= 28/0.215= 560 kiện

Nếu mỗi kiện chứa được 100 sản phẩm, thì cont 20′ này đóng đầy sẽ được: 560×100=56000 sản phẩm.

Cách tính CBM với hàng LCL

Cách tính thể tích hàng khi đóng vào container còn căn cứ vào qui định khi tính cước. Chúng ta sẽ so sánh giữa thể tích và trọng lượng xem cái nào lớn hơn thì sẽ áp giá cước theo cái đó.

Vì thể tích tính theo đơn vị CBM và trọng lượng tính theo đơn vị KGS nên để so sánh được hai giá trị này chúng ta sẽ cân và đo số KGS, thể tích theo thực tế để quyết định xem hàng hoá của quý khách sẽ phải áp dụng theo bảng giá nào.

Để rõ hơn về cách tính thể tích (CBM), tham khảo công thức và minh họa sau:

Công thức tính thể tích (CBM) của hàng hoá như sau: (đơn vị tính = mét)

Đóng hàng container - loại hàng bao - Vinalines Logistics

CBM = (DÀI x RỘNG x CAO) x (Số Lượng)

Kết quả:

01 tấn < 3 CBM => hàng nặng, áp dụng bảng giá KGS

01 tấn >= 3 CBM => hàng nhẹ, áp dụng bảng giá CBM

Do đó, Quy ước: 01 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS

Ví dụ minh họa về cách tính thể tích hàng khi đóng vào container
Giả sử ta có mười (10) thùng cartons đựng hàng hóa có trọng lượng cân được là 600 kgs và có kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 0,7 x 0,6 x 0,5 (mét). Để xác định thùng hàng này được tính giá theo trọng lượng hay thể tích ta làm một phép tính như sau :

Trọng lượng : 600 Kgs

Thể tích: (0,7 x 0,6 x 0,5) x 10 thùng = 2.10 CBM

Theo quy ước: => khối lượng lớn hơn trọng lượng nên hàng này sẽ được áp dụng vào bảng giá CBM của chúng ta.s

Was this article helpful?
Dislike 0
Lượt xem: 210
Các loại container và kích thước
Các loại cước hàng không

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top