Điều kiện tự nhiên của đất nước Việt Nam

Cập nhật: 30/08/2023
You are here:
Thời gian đọc: 4 phút

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, là ngã tư đường của các cư dân trong khu vực và trên thế giới. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, giáp Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Việt Nam có hình thể là chữ S cong cong, khoảng cách từ phía Bắc tới phía nam (theo đường chim bay) là 1.650 km. Đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo. Với điều kiện thuận lợi như vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về điều kiện tự nhiên của Việt Nam để hiểu rõ hơn nhé!

Địa hình

Là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, với 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 còn lại là đồng bằng. Có nhiều vùng đất thấp, đồi núi, các cao nguyên với những cánh rừng rậm nguên sinh.

dieu-kien-tu-nhien-1

Địa hình nước ta được chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền Trung, và đồng bắng sông Cửu Long ở phía nam.

Các đồng bằng ven biển

Đồng bằng thấp và phẳng ven biển được trải dài từ phía nam của đồng bằng sông Hồng tới châu thổ của đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nhìn chung những vùng đất ven biển khá là màu mỡ và được nhân dân canh tác quanh năm.

Sông Cửu Long: được bắt đầu từ PhnomPenh, sông Mê Công được chia thành hai nhóm chính theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam. Bên phải (hữu ngạn) là Hậu Giang hay còn được gọi là sông Hậu. Bên trái (tả ngạn)  còn được gọi là Tiền Giang hay sông Tiền. Cả hai con sông lớn đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam sông Mê Công còn có tên gọi là sông Lớn hoặc sông Cửu Long. Lưu lượng của hai con sông này rất lớn, và chuyên chở bồi đắp phù sa cho đồng bằng Nam Bộ. Hiện nay sông Cửu Long chảy ra biển Đông tại các cửa: Tiểu Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Bát Xắc, Định An và Tranh Đề.

Sông Hồng nó được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, dài khoảng 1200 km. Hàng năm bồi đắp phù sa cho các tỉnh đồng bằng ven sông Hồng một lưu lượng phù sa rất lớn. Lưu lượng nước hàng năm lớn lên tới 3000 mét khối mỗi giây.

dieu-kien-tu-nhien-2

Trung du và miền núi nằm ở phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây của đất nước. Là vùng miền núi và trung du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Ở đây có dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và dãy Trường Sơn ở miền Trung. Độ cao của các dãy núi khác nhau, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng là ngọn cao nhất lên tới 3143m (nóc nhà của Đông Dương).

Khí hậu

Ở nước ta khí hậu đa dạng, hình thành các vùng và miền khí hậu khác nhau. Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa. Vào nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hạ thì nắng nóng va mưa nhiều. Trong khi đó miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có 1 mùa mưa và mùa khô.

Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Trường Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa lại lệch hẳn về mùa đông. Biển Đông nước ta mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Khí hậu của nước ta biến động rất thất thường năm thì rét sớm, năm rét muộn, mưa lớn , năm thì khô hạn. Tuy nhiên những năm gần đây do biến đổi khí hậu như En Nino và La Nino đã tác động trực tiếp đến tình hình khí hậu nước ta.

dieu-kien-tu-nhien-3

Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimet, và nhiều nơi có thể gây nên lũ lụt. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng cao hơn so với các vùng núi và cao nguyên.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Nước ta có diện tích đất tự nhiên trên 39 triệu ha. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng của nước ta có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và có sự phân hóa rõ ràng từ đồng bằng lên vùng núi cao.

Tài nguyên nước: mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc với 2360 con sông chiều dài trung bình mỗi con sông 10km, và cứ 20 km là có 1 cửa sông đổ ra biển. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông qua lãnh thổ Việt Nam lên tới 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Trữ lượng nước ngầm phong phú khoảng 163 triệu m3/ngày, đáp ứng tới 60% lượng nước ngọt của cả nước.

Tài nguyên biển: có đường bờ biển dài 3260 km, vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2. Các loài sinh vật biển rất đa dạng như cá có tới 2018 loài cá, 300 loài cua, 90 loài tôm,.. nhiều thảm san hô ven biển.

Tài nguyên sinh vật: hệ thực vật và động vật rất đa dạng. Riêng hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm , 600 loài rong biển…Bên cạnh đó hệ thực vật nước ta có nhiều loại quí hiếm như ba kích, gỗ đỏ, cẩm lai, pơ mu…Còn về động vật có tới 273 loài thú, 349 loài bò sát và lưỡng cư…

Ngoài một số tài nguyên nêu trên thì Việt Nam còn rất nhiều tài nguyên khác rất đa dạng và phong phú như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên rừng…tạo nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước.

Với điều kiện tự nhiên như vậy thì Việt Nam cũng có một số mặt thuận lợi và khó khăn nhất định

Thuận lợi: Tăng cường khả năng hội nhập với khu vực, phát triển kinh tế biển giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn diện. Tài nguyên thiên nhiên phong phú hình thành các vùng chuyên canh và chăn nuôi gia súc, tiềm năng về thủy điện rất lớn.

Khó khăn: Nằm trong vùng có nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra hàng năm. Nhiều đồi núi đi lại khó khăn, nhiều nơi vùng sâu vùng xa kinh tế còn chưa phát triển và hội nhập.

Was this article helpful?
Dislike 7
Lượt xem: 10637
Cùng tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
Dãy trường sơn với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top