Đặc tính môi trường ôn hoà

Cập nhật: 02/06/2020
You are here:
Thời gian đọc: 3 phút

Đặc tính môi trường ôn hoà

Môi trường ôn hoà khác hoàn toàn so với môi trường đới lạnh, khi mà ôn hoà chiếm hơn một nửa diện tích đất nổi ở trên bề mặt trái đất. Vậy đặc tính của môi trường ôn hoà như thế nào? Mời các bạn cùng BacDau.Vn chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc này nhé!

Đặc điểm môi trường ôn hoà

Vị trí của môi trường ôn hoà nằm trung gian giữa đới lạnh và đới nóng, nằm ở khoảng cách từ chí tuyến đén vòng cực của 2 bán cầu nam bắc, nhưng phần lớn diện tích của đới ôn hoà nằm ở bán cầu bắc, và bán cầu nam chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ còn lại.

Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng. Cho nên, khí hậu ở đây thường thay đổi vô cùng thất thường. Bởi sự thất thường này chủ yếu là do sự xuất phát từ các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới một cách bất thường, và đi kèm đó là các đợt nóng hoặc lạnh, đặc biệt hơn ở vùng sâu trong nội địa.

Đặc tính phân hoá của môi trường đới ôn hoàn

Một đặc tính vô cùng nổi bật đó chính là sự thay đổi khí hậu theo mùa hàng năm rõ rệt như xuân – hạ -thu và đông, khi đó môi trường khí hậu sẽ thay đổi theo vùng, từ vùng này sang vùng khác, bị sự ảnh hưởng của dòng biển hướng gió tây ôn đới. Tại bờ tây lục địa thì ở đây, quanh năm khí hậu ẩm ướt, vào mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì không lạnh, nhưng khi vào đất liền thì tính chất lục địa càng thể hiện rõ nét hơn khi lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh và tuyết rơi khá nhiều, mùa hạ trở nên nóng hơn.

Ở môi trường ôn đới thì sinh vật thay đổi theo vùng, từ vùng bờ tây sang bờ đông, và từ rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao, và điều đặc biệt ở giới ôn hoà đó chính là thảm thực vật.

Khi mà lên các vùng có vĩ độ cao hơn, thì vào mùa đông thì khí hậu sẽ lạnh và kéo dài một thời gian , mùa hạ sẽ trở lên ngắn hơn, ở các khu vực chí tuyến sẽ có môi trường địa trung hải có khí hậu vào mùa hè nóng và khô, mùa đông sẽ ấm áp và vào mua thu đông sẽ có mưa. Lúc này, thảm thực vật cũng thay đổi từ Bắc xuống Nam từ rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi mới đến thảo nguyên và cây bụi gai.

Như vậy, các kiểu môi trường ở đới ôn hoà bao gồm 3 kiểu chính là: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương và môi trường Địa Trung Hải.

Ô nhiễm môi trường đới ôn hoà

Hoạt động kinh tế của đới ôn hoà vô cùng thuận lợi do khí hậu ở đây hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, khi đó sẽ mang lại nguồn thu nhập vô cùng dồi dào cho người dân. Nhưng khi mà người dân quá lạm dụng vào các tài nguyên thiên nhiên vậy, khai thác triệt để và xả rác, khí CO2 tràn lan thì gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường đới ôn hoà.

Tiếp đến việc xuất hiện hiệu ứng nhà kính do khí hậu quá nóng, ảnh hưởng đến trái đất, làm cho băng tan ở phái 2 cực, dẫn đến mực nước biển dâng cao, xuất hiện lỗ thủng tầng ozon càng lớn … khi đó sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của con người không chỉ đang sống ở đới ôn hoà mà còn ảnh hưởng đến tất cả mọi sinh vật trên thế giới hiện nay.

Nước biển, nước sông hồ, nước ngầm… đều bị ô nhiễm nặng nề. Đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà tập trung phần lớn vào một dải đất rộng không quá 100 km ven biển đã làm cho nguồn nước biển ô nhiễm nặng nề.

Hi vọng với những chia sẻ trên của BacDau.Vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về đặc tính của môi trường ôn hoà. Chúc các bạn luôn có thời gian vui vẻ bên BacDau.Vn nhé.

Was this article helpful?
Dislike 2
Lượt xem: 871
Địa Lý 6 – So sánh khí hậu và thời tiết
Đặc tính của môi trường nhiệt đới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top