Đặc điểm của văn nghị luận và các khái niệm chung

Cập nhật: 29/08/2023
You are here:
Thời gian đọc: 5 phút

Văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ Văn, đây là loại văn bản chiếm khối lượng khá nhiều. Kiến thức và kỹ năng học được trong quá trình học tập về văn nghị luận không chỉ giúp cho học sinh có khả năng làm văn mà còn hình thành năng lực tư duy và sự thành công trong giao tiếp. Vậy nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác về văn nghị luận và đặc điểm của văn nghị luận. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể loại này.

Vậy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là văn nghị luận?

Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Tại Trung Hoa, văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551-479 TCN). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức trường kỳ trong lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ, trở nên đa dạng và phong phú hơn.

1. Khái niệm

Hiểu một cách khái quát nhất, văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học. Đặc điểm của văn nghị luận đó là sử dụng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2.Văn nghị luận được viết ra nhằm mục đích gì?

Có thể thấy xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội.  Việc tiếp nhận các văn bản nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.

Có thể thấy xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội.

3. Đặc điểm của văn nghị luận

Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết. Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.

Luận điểm:

Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế.

Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc.

Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế.

Luận cứ:

  1. Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận.
  2. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
  3. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra.
  4. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm.
  5. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc.
  6. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
  7. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết.
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.

Lập luận:

Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận

Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận.

Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn.

Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận

Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế…

Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó, vì tạo nên một bài văn nghị luận cần nhiều yếu tố khác nhau. Luận điểm, luận cứ và lập luận đều là những yếu tố không thể thiếu khi nói tới đặc điểm của văn nghị luận, quyết định hàng đầu đến chất lượng bài văn. Thiếu các yếu tố này không thể tạo nên một bài văn nghị luận đích thực. Hy vọng bài viết đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích về đặc điểm của văn bản nghị luận.

Was this article helpful?
Dislike 30
Lượt xem: 24590
Tia X – Những điều bạn chưa biết đến
Phương pháp làm bài văn thuyết minh 2020

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top